10 cách giúp con tự chọn thực đơn khỏe

Tạo  ra một môi  trường nơi  trẻ  em  có  thể  lựa  chọn những  thực đơn khỏe,  lành mạnh  là một trong những bước quan trọng nhất mà các bà mẹ có thể  làm để giúp con khỏe. Thói quen chọn thực phẩm đủ dinh dưỡng nhưng an toàn cũng có thể được hình thành từ gia đình.

Dưới đây  là  10  lời  khuyên  lựa  chọn  thực phẩm lành mạnh cho con và giúp con hình thành thói quen chọn thực phẩm dạng này ở chính trẻ em, được  tiến  sĩ Melinda  Sothern,  Giám  đốc  phòng  thí nghiệm chống bệnh béo phì của  trẻ em  tại Đại học Tổng hợp bang Louisiana (Mỹ) đúc kết và chuyển đến cho các bà mẹ công sở.

1s1

1.Tránh việc hạn chế hay cấm một số món cho trẻ.

Chính việc hạn chế thực phẩm  làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh chán ăn hoặc ăn không kiểm soát được sau này. Việc hạn chế một số món cũng có thể có tác động tiêu cực về tăng trưởng và phát triển thể chất của trẻ. Thay vì cấm một số loại thực phẩm, hãy tham vấn bác sĩ dinh dưỡng và chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và các sản phẩm  làm từ sữa  ít chất béo, tránh thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chất lượng thấp…

2.Để sẵn thực phẩm lành mạnh trong tầm tay.

Trẻ em sẽ ăn những gì có sẵn như trái cây gọt vỏ sẵn hay rửa sạch để trong các tô hay đĩa thủy tinh xinh đẹp  trên bàn chứ không phải bị nhét  trong  tủ  lạnh với đủ thứ  linh tinh. Hãy nhớ rằng, con của bạn chỉ có thể chọn các loại thực phẩm có sẵn trong nhà. Và có một quả táo cho bữa ăn nhẹ hay bữa xế. “Không cần phải hò hét bắt chúng ăn cái này cái kia”, tiến sĩ Sothern nói.

3.Đừng dán cho thực phẩm nhãn “tốt” hay “xấu”.

Thay vào đó, hãy đưa các thức ăn lành mạnh cho trẻ mang  theo  khi  tới  trường,  chúng  sẽ quan  tâm đến và quen với những  loại thức ăn này. Hãy chọn thịt nạc, cá filet hay sữa nhiều canxi khi con tập thể thao, cho bé mang theo trái cây kèm theo giải thích rằng các chất chống oxy hóa  trong  trái cây và  rau sẽ mang lại vẻ đẹp rực rỡ cho làn da và mái tóc. Và ăn một bữa ăn sáng lành mạnh có thể giúp trẻ tập trung trong lớp học, để tiếp thu bài tốt hơn.

4. Khuyến khích những lựa chọn và sở thích lành mạnh.

 Hãy khen  và khuyến khích con chọn  trái cây, rau tươi, đậu nguyên hạt hoặc những thực phẩm ít chất béo.

1s2

5.Đừng căng thẳng khi con chọn thức ăn không lành mạnh.

 Khi  trẻ  lựa chọn  thức ăn nhiều chất béo,  chiên,  các  loại  thực  phẩm  không  lành mạnh, hãy chuyển hướng bằng cách gợi ý một vài món có thể tương tự mà chúng chưa biết ít nguy hiểm hơn.

Thay vì khoai tây chiên thường xuyên và nhúng đẫm dầu, hãy nướng khoai tây trong lò với một chút dầu thôi.

Nếu  con  bạn  muốn  kẹo,  hãy  thử  ngâm  dâu tây  tươi  trong một  ít  nước  xốt  chocolate  hay  nước đường? Nếu bạn quá bận  rộn  thì chọn  trái cây sấy có chút đường.

6.Không  sử  dụng  thực  phẩm  như  là  một  phần thưởng.

Điều này có thể tạo cho bé thói quen thích ăn vặt và dễ bị béo phì. Thay vào đó, khen thưởng con em  của bạn bằng một  chuyến đi đến  công  viên hay một trò chơi vận động.

7. Ăn tối cùng gia đình.

 Nếu đây không phải là một truyền thống trong gia đình thì hãy bắt đầu tạo lập từ lúc này. Nghiên cứu cho thấy trẻ em ăn bữa ăn tối ở nhà với cha mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt, cân bằng hơn và ít có khả năng gặp rắc rối nghiêm trọng cho sức khỏe ở tuổi thanh thiếu niên.

9Chuẩn bị khẩu phần ăn cho con.

 Bạn có thể đặt từng phần thức ăn cho bé thay vì để con ăn thoải mái những  thức  chúng  thích  và  từ  chối hoàn  toàn các món  chúng  khó  chịu. Bằng  cách này,  con bạn sẽ học cách nhận biết  lượng  thức ăn  lành mạnh  là gì. Nếu muốn điều chỉnh bữa ăn  ít hơn cho  trẻ cần ăn kiêng  trong gia đình của bạn, giúp  làm cho việc chuyển đổi dường như ít gây sốc bằng cách sử dụng các đĩa nhỏ hơn.

9.Cho con được quyền quyết định và tự kiểm soát thức ăn.

Hãy cho con dùng một thực đơn đa dạng và cho phép bé được ăn nhiều hơn một chút những thứ chúng thích và bớt lại những món không hấp dẫn chúng. Có nghĩa  là bạn cho phép  trẻ  tham gia vào quá trình ra quyết định chứ không áp đặt chúng…

10.Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa

Trước khi đưa  con mình  vào một  chế  độ  ăn  uống  giảm cân  hay  tăng  cân  hoặc  thực  hiện  bất  kỳ  thay  đổi đáng kể nào trong thực đơn. Không bao giờ tự chẩn đoán  con  quá  nặng  hoặc  quá  gầy  theo  cảm  tính chủ quan.

Chí Tâm ( Phụ Nữ Ngày Nay)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN