Thú vị cuộc sống của những diêm dân trên chảo muối lớn nhất thế giới

Nằm giữa sa mạc Thar ở Ấn Độ, Rann of Kutch là một trong những chảo muối lớn nhất thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của người Agariya. Cùng tìm hiểu những điều thú vị của những diêm dân sống trên chảo muối lớn nhất thế giới này bạn nhé!

Cuoc_song_cua_nhung_diem_dan_o_chao_muoi_lon_nhat_the_gioi_9 Rann of Kutch thu hút du khách bởi khung cảnh siêu thực, ấn tượng của sa mạc trắng tinh khôi. Tới đây, bạn sẽ được khám phá cuộc sống của động vật hoang dã và hoạt động khai thác muối ở vùng Little Rann. Trong khi đó, vùng Great Rann còn lại hấp dẫn du khách vào mùa đông hơn bởi cảnh tượng thảm muối khổng lồ lấp lánh dưới ánh trăng tròn. Ảnh: zing

Cuoc_song_cua_nhung_diem_dan_o_chao_muoi_lon_nhat_the_gioi_8 Du khách có thể đăng ký trải nghiệm ngủ qua đêm trên sa mạc. Ngoài chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục vào hoàng hôn hay đêm trăng tròn, tìm hiểu cuộc sống của diêm dân trên chảo muối là trải nghiệm thú vị cho những người yêu khám phá và các nhiếp ảnh gia. Dù là điểm du lịch hút khách, cuộc sống của những người làm muối vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: zing

Cuoc_song_cua_nhung_diem_dan_o_chao_muoi_lon_nhat_the_gioi_7 Từ tháng 10 hàng năm, người Agariya sẽ chuyển đến sống khoảng 7 tháng trong các lán tạm bợ cạnh chảo muối Rann of Kutch, nơi cung cấp 75% tổng sản lượng muối ở Ấn Độ. Vào mùa thu hoạch, cứ sau 15 ngày, khoảng 12-15 tấn muối được đóng gói và gửi đến các công ty đá phiến và nhà máy hóa chất. Ảnh: zing

Cuoc_song_cua_nhung_diem_dan_o_chao_muoi_lon_nhat_the_gioi_6 Người Agariya đã xây dựng những ruộng muối rộng lớn trên sa mạc trong nhiều thế kỷ. Dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, công việc của họ càng trở nên khó khăn. Muối và ánh nắng mặt trời gay gắt đã gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Hầu hết diêm dân đều đi dép vì họ không thể mua trang bị bảo hộ tốt hơn. Do đó, nhiều người bị tổn thương về da. Ảnh: zing

Cuoc_song_cua_nhung_diem_dan_o_chao_muoi_lon_nhat_the_gioi_5 Dù giữa mùa đông, nhiệt độ ngoài trời vẫn có thể lên tới 40 độ C. Để tránh sức nóng như thiêu như đốt ở sa mạc, người Agariya bắt đầu công việc từ 7h sáng và kết thúc vào 17h hàng ngày. Những đứa trẻ từ 10 tuổi trở lên đã có thể theo bố mẹ làm muối. Sau mùa vụ, họ trở lại các ngôi làng xung quanh và sinh sống tại đó. Ảnh: zing

Cuoc_song_cua_nhung_diem_dan_o_chao_muoi_lon_nhat_the_gioi_4 Trên sa mạc trắng, những diêm dân sẽ dùng xẻng xúc đầy muối vào các chậu nhựa, bê lên đầu và di chuyển ra ngoài để đổ thành đống. Dù vất vả song số tiền kiếm được từ những tấn muối thô không nhiều, thậm chí rẻ mạt. Họ ít có cơ hội để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Ảnh: zing

Cuoc_song_cua_nhung_diem_dan_o_chao_muoi_lon_nhat_the_gioi_3 Sự phản chiếu của mặt trời tác động lên cánh đồng muối rất dữ dội khiến nhiều người gặp vấn đề về mắt. Những người phụ nữ phải che kín mặt để giảm ánh sáng chói chang. Ảnh: zing

Cuoc_song_cua_nhung_diem_dan_o_chao_muoi_lon_nhat_the_gioi_2 Trong giờ giải lao, họ sẽ tranh thủ uống trà giải nhiệt để cấp nước cho cơ thể. Nếu muốn lấy nước sạch sinh hoạt, người dân phải đi bộ cách chảo muối khoảng 6 km. Những đứa trẻ lớn lên trên những cánh đồng muối thường không được đến trường. Thay vào đó, chúng cùng những người phụ nữ sẽ tới các nhà máy địa phương làm công việc đúc muối vào túi. Ảnh: zing

Cuoc_song_cua_nhung_diem_dan_o_chao_muoi_lon_nhat_the_gioi_1 Để cải thiện mức sống, các tổ chức phi chính phủ đã giáo dục và đào tạo kỹ thuật làm muối cho nông dân. Những máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời được tài trợ. Người dân trên cánh đồng muối từ đó có nguồn thu nhập tốt hơn và đảm bảo sinh kế bền vững. Ảnh: zing

Theo Mai Lộc – dulichvietnam.com.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN