5 địa danh lịch sử ‘gây thương nhớ’ khi Hà Nội vào thu

Hà Nội mùa thu không chỉ đẹp bởi hương hoa sữa, mùi cốm non, bóng chiều bảng lảng bên hồ Tây. Mà người ta yêu Hà Nội còn bởi những nét rêu phong, cổ kính, những di tích lịch sử đã gắn liền với thủ đô ngàn năm văn hiến. Đến Hà Nội mùa thu, bạn sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn, ẩn sau một Hà Nội năng động là nét trầm mặc của một Hà Nội rất xưa.

Phố Cổ

Theo sách xưa ghi lại, Phố Cổ Hà Nội được hình thành từ thời Lý – Trần, nằm ở phía Đông hoàng thành Thăng Long. Nay thuộc khu vực quận Hoàn Kiếm, tập trung chủ yếu ở phía Tây và phía Bắc hồ Hoàn Kiếm. Từ xa xưa, nơi đây nổi tiếng với 36 phố phường, mỗi tên phố gắn liền với một nghề kinh doanh, như phố hàng Khay, phố hàng Bạc, phố hàng Buồm, phố Hàng Mã… Hiện nay, một số con phố không còn kinh doanh nữa, nhưng vẫn giữ lại tên phố ngày xưa.

pho co2

pho co 1

Nét rêu phong, cổ kính một góc phố cổ Hà Nội.

pho co4

pho co

Ở đây còn lưu giữ được nếp sống mộc mạc của người Hà Nội xưa.

Kiến trúc Phố Cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán. Những ngôi nhà ở đây được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVIII – XIX, trước đó chỉ có ít nhà lợp ngói, chủ yếu là mái tranh.

Phố Cổ nhộn nhịp du khách trong nước và quốc tế đến thăm. Để đi thăm Phố Cổ bạn có thể đi bộ, xích lô hoặc xe đạp là tiện nhất. Nếu chọn xích lô nhớ mặc cả giá trước nếu không muốn bị giá trên trời.

Giá thuê phòng cũng khá cao, trung bình giá thuê dao động khoảng 300 ngàn/người/đêm. Bạn nên chọn khách sạn ở một số khu vực như Hàng Bè, Hàng Mã, Hàng Bạc…

Ăn gì ở Phố cổ: Buổi sáng bạn có thể lên chợ Đồng Xuân hoặc Hàng Chiếu để ăn bún ốc, bún riêu hoặc phở… những món đặc sản nức tiếng của Hà Thành.

Khi đến Phố Cổ bạn có thể đến thăm đến Bạch Mã, thăm đình Kim Ngân ở phố Hàng Bạc, thăm đền Ngọc Sơn ở hồ Hoàn Kiếm. Buổi tối vào dịp cuối tuần, bạn có thể đi chợ đêm ở phố Hàng Ngang hoặc Hàng Đào.

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là quẩn thể di tích lịch sử được xây dựng vào khoảng thế kỷ VII, dưới thời Đinh – Tiền Lê. Được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010. Các nhà khảo cổ học đánh giá, hoàng thành Thăng Long là công trình kiến đồ sộ, là trung tâm quyền lực của các triều đại phong kiến Việt Nam kéo dài suốt 13 thế kỷ.

hoang thanh2

hoang thanh 3

hoang

Di tích hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010.

Ngày nay, khu di tích này chỉ còn sót lại một số di tích chính như Bắc Môn, Hậu Lâu, nền điện Kính Thiên, cửa Đoan Môn, Cột Cờ. Nếu yêu thích lịch sử, đây chắc chắn sẽ điểm đến bổ ích cho bạn.

Văn Miếu

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, do vua Lý Thánh Tông kiến lập năm 1070. Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử, bên trong có nhiều văn bia khắc tên những người ưu tú. Hiện còn sót lại 82 bia tiến sĩ.

van mieu

Cổng chính Văn Miếu.

van mieu1

van bia1

Văn bia tiến sĩ được đặt  bên trong Văn Miếu.

Văn Miếu là một quần thể kiến trúc phức hợp, bao gồm tường gạch bao quanh, bên trong được chia thành 5 không gian, với nhiều kiến trúc khác khau. Mỗi không gian được giới hạn bởi tường gạch, có 3 cửa thông nhau, gồm 1 cửa chính và 2 cửa phụ. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nơi đây đã đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài ưu tú.

Đến Văn Miếu ngoài tham quan, tìm hiểu về lịch sử giáo dục nước nhà, bạn có thể học viết thư pháp, xin chữ nho. Đầu năm mới, các gia đình có con nhỏ thường đến đây đê xin chữ. Với mong muốn cầu cho con học giỏi, đỗ đạt.

Nhà hát Lớn

Nhà hát Lớn tọa lạc ngay trên Quảng trường Cách mang tháng Tám, ngã 5 Tràng Tiền, được xây dựng từ năm 1901 – 1911 dưới thời Pháp thuộc. Được biết, kiến trúc mô phỏng nhà hát Quốc gia Paris, Pháp. Nó được ví là nhà hát Paris thu nhỏ. Ngày nay, Nhà hát Lớn trở thành biểu tượng văn hóa của thủ đô. Nơi đây, diễn ra các buổi giao lưu, biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ trong và quốc tế. Cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, trong những dịp trọng đại.

nha hat0 nha hat3

Nhà hát Lớn, nơi diễn ra các hoạt động nghệ thuật sôi động.

Nếu đến Hà Nội vào dịp cuối tuần, bạn có thể mua vé xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật ở nhà Hát Lớn để tận hưởng không gian nghệ thuật độc đáo bên trong kiến trúc đặc biệt này nhé.

Nhà thờ Lớn

Nhắc đến nhà thờ Lớn, bạn sẽ nghĩ ngay đến con phố tấp nập với quán trà chanh “chém gió”, món ăn vặt Hà Thành. Ở đây ngoài trà chanh, bạn còn có thể thưởng thức nhiều món ăn vặt, giá rẻ từ món Thái, cho đến món Hàn hay Nhật đều có cả. Để tham quan và vui chơi khu vực nhà thờ Lớn bạn nên đi bộ, nếu di chuyển bằng xe máy bạn sẽ chỉ ngắm từ xa mà thôi.

Printnha tho4

Nhà thờ Lớn mô phỏng kiến trúc nhà thờ Đức Bà ở Paris.

SONY DSC

Xung quanh nhà thờ có nhiều quán ăn vặt, trà chanh được giới trẻ Hà Nội thường xuyên lui tới.

Xưa kia, đây là khu đất thược Chùa Tháp Báo Thiên, được xây dựng dưới thời nhà Lý. Đến thời nhà Lê – Nguyễn nơi đây dùng để làm các nghi lễ nhà Phật, cầu quốc thái dân an. Đến năm 1884-1888, Giáo hội Công giáo tiến hành xây nhà thờ bằng gạch. Được khánh thành năm Đinh Hợi (1887), gồm 2 gác chuông cao 30m, và những trụ đã nặng đặt ở bốn góc. Đỉnh nhà thờ là cây thánh giá làm bằng đá. Nhà thờ được mô phỏng theo kiến trúc nhà thờ Đức Bà ở Paris, theo lối kiến trúc Gothic. Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động tín ngưỡng của giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội.

Xem thêm 4 lý do bạn nên đến thăm Hà Nội vào mùa thu tại đây.

Hạ Vi (Tổng hợp)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN