Muốn đi du lịch Nhật Bản phải thuộc nằm lòng 10 nghi thức trong văn hóa giao tiếp này

Nhật là đất nước điển hình cho việc lưu giữ những giá trị truyền thống. Đặc biệt trong văn hóa giao tiếp người Nhật có những lễ nghi rất rối rắm, đối với người nước ngoài nó không hề dễ chịu chút nào. Đến Nhật nếu bạn không tuân thủ những nghi lễ này bạn sẽ khiến chủ nhà phật ý và khó chịu.

Văn hóa trao đổi danh thiếp

2Muốn trao đổi danh thiếp với đối tác người Nhật phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

– Đứng mặt đối mặt với đối tác.

– Đưa danh thiếp bằng cả hai tay.

– Nếu cấp bậc thấp hơn đối tác thì tay đưa thẻ phải thấp hơn tay đối tác.

– Khi nhận danh thiếp không được cất vào ví ngay mà nên xem qua trước khi cất đi.

– Sau khi đưa danh thiếp đừng quên cúi chào.

Trong thang máy

3

Mặc dù không có những nguyên tắc cụ thể, nhưng ở Nhật Bản có những nguyên tắc bất thành văn như sau: Nếu bạn là người đầu tiên bước vào thang máy, nghiễm nhiên bạn trở thành đội trưởng. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ là người đứng gần bảng điều khiển. Bạn sẽ phải bấm nút mở cửa cho đến khi mọi người bước vào thang máy. Điều này sẽ lặp lại tương tự cho tầng tiếp theo. Sau đó, bạn cũng phải là người cuối cùng rời thang máy, và cần phải làm mọi thứ thật nhanh.

Nếu là người nước ngoài, khi đến Nhật lời khuyên cho bạn đừng bao giờ là người đầu tiên bước vào thang máy.

Trên tàu điện ngầm

4Trên tàu điện ngầm có một số quy định bắt buộc mọi người phải tuân theo: Không nói chuyện, không nghe điện thoại, không nhìn chằm chằm vào người khác.

Nhường ghế cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người tàn tật. Có chỗ dành riêng cho những đối tượng này và người bình thường không được ngồi vào vị trí này.

Chạm tay vào người khác

5Ở Nhật thật thô lỗ khi nhìn vào mắt người khác, hay chạm vào họ. Vì người Nhật đặc biệt tôn trong không gian riêng tư của người khác. Nên hãy nhớ đến đất nước này không được chạm vào người họ. Đặc biệt, không được hôn nơi công cộng.

Đồ uống có cồn

6Ở Nhật thầy giáo có thể thoải mái uống rượu với học sinh, sau đó đưa sinh viên về nhà. Văn hóa Nhật đặc biệt rất phóng khoáng trong việc uống rượu.

Tiền bạc

7Người Nhật có thái độ kỳ lạ đối với tiền bạc: Vì lý do nào đó họ cảm thấy xấu hổ khi nhận tiền đưa tay. Vì thế, nếu muốn cho ai đó tiền bạn phải cho vào phong bì được làm theo phong cách truyền thống. Nếu không có phong bì như vậy, bạn sẽ phải quấn tiền trong mảnh giấy, gấp lại trước khi đưa cho người Nhật.

Tất nhiên, bạn không cần phải làm điều này tại các trung tâm mua sắm nhưng phải tuân theo quy tắc khi trả tiền: Không thể giao tiền trực tiếp tay đưa tay cho người bán hàng mà chỉ đặt nó và khay tiền mặt. Điều này là nhằm bảo vệ không gian riêng tư của họ.

Ngồi đúng nghi lễ

8Ngồi gập hai chân dưới đùi được gọi là “seiza”, và người Nhật chỉ ngồi trên sàn nhà theo cách này. Họ cảm thấy thoải mái khi ngồi theo kiểu seiza, giống như ngồi trên một chiếc ghế bành. Những du khách nước ngoài nếu không quen sẽ bị tê chân sau vài phút.

Nếu là khách du lịch hoặc người cao tuổi có thể ngồi co chân duỗi ra bên trái, nhưng người Nhật thì không được phép ngồi như vậy.

Quà tặng

9

Người Nhật rất coi trọng văn hóa quà tặng, mỗi năm có 2 mùa tặng quà đặc biệt là: o-chugen (mùa hè) và o-seibo (vào mùa đông).  Ở nhiều quốc gia, sau khi nhận quà người nhận sẽ được mở quà luôn, nhưng ở Nhật như vậy là tham lam và thiếu kiên nhẫn. Ngoài ra, như vậy là khiêm nhã, khiến người tặng quà khó xử nếu như món quà không đáng giá. Do đó, sau nhận được quà họ không vội mở ngay mà chờ cho đến khi khách ra về mới mở quà.

Cúi chào 

10Nghệ thuật cúi đầu rất quan trọng ở đất nước này, trẻ em được học nghi lễ này từ khi còn nhỏ. Có nhiều cách cúi chào khác nhau ở Nhật Bản: Đứng, ngồi hoặc các biến thể theo giới tính, dưới đây là một số cách cúi chào của người Nhật:

– Eshaku người cúi xuống 15 ° dành cho đối tác kinh doanh giữa những người có cấp bậc hoặc địa vị xã hội ngang nhau.

– Chào cung kính – “keirei”: Người cúi 30 ° lễ nghi này dùng trong trường hợp học sinh chào thầy giáo, nhân viên chào ông chủ.

– saikeirei: Người cúi 45 ° dành cho những tình huống xin lỗi hoặc gặp vua.

Tuy nhiên, người nước ngoài không cần cúi chào nhưng nếu bạn hơi cúi người khi chào hỏi sẽ nhận được sự cảm tình của họ.

Chào khi khách hàng rời đi

11Ở Nhật, khách hàng, đối tác kinh doanh rất được xem trọng giống như vị thần nên họ đối xử với khách hàng rất đặc biệt. Khi khách hàng rời đi, toàn bộ nhân viên cửa hàng sẽ ra cửa cúi chào hoặc đến thang máy cúi chào cho đến khi cánh cửa đóng lại.

Bình NguyênPhụ Nữ Ngày Nay

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN