Mẹo trả lời những câu hỏi phỏng vấn “kì lạ”

Một số mẹo xử lý khi gặp những câu hỏi “không liên quan”, thậm chí là “kỳ lạ” từ nhà tuyển dụng một cách hiệu quả.

Để thử thách ứng viên, nhà tuyển dụng đặt nhiều dạng câu hỏi khác nhau bao gồm cả những câu hỏi phỏng vấn “không liên quan”, thậm chí là “kỳ lạ”. Mục đích của nhà tuyển dụng là quan sát phản ứng, cách đối diện và giải quyết vấn đề của bạn.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể xử lý khi gặp câu hỏi dạng này một cách hiệu quả, hãy cùng tham khảo nhé.

Bình tĩnh, tự tin

Bạn đừng tỏ vẻ thảng thốt hoặc lộ sự bất lực khi gặp câu hỏi có tính bất ngờ khi phỏng vấn tìm việc làm nhanh ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp… bởi mục đích của nhà tuyển dụng không phải là đợi một “đáp án” cụ thể. Điều họ muốn là bản lĩnh của bạn khi đối diện với vấn đề “khó”, có tính mới lạ.

Vì thế, phản ứng đầu tiên của bạn sau khi nghe câu hỏi nên là giữ sự cân bằng cảm xúc. Bạn hãy bình tĩnh, tự tin giống như cách bạn thường xử lý những vấn đề hóc búa trong công việc. Nếu thấy quá căng thẳng, bạn hãy thả lỏng cơ thể, hít thở sâu và sau đó tập trung để đưa ra câu trả lời phù hợp.

q1Chủ động yêu cầu nhà tuyển dụng làm rõ

Thông thường những câu hỏi “kì lạ” luôn mang nhiều ẩn ý của nhà tuyển dụng. Để ngay lập tức bạn hiểu rõ được chính xác ý đồ của họ là không dễ dàng. Trong khi đó, phần lớn các nhà tuyển dụng cũng không “áp đặt” bạn phải đưa câu trả lời ngay lập tức.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu nhà tuyển dụng đưa thêm thông tin, thậm chí nhắc lại câu hỏi. Bằng cách này, bạn có thêm thời gian để suy nghĩ về câu hỏi, hiểu chính xác yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chưa kể việc chủ động làm rõ nội dung câu hỏi còn phản ánh sự tôn trọng của bạn với nhà tuyển dụng. Đó cũng là cách giúp bạn ghi điểm với họ ngay khi câu trả lời không được đánh giá cao.

Phân tích “động cơ” của nhà tuyển dụng

Khi đối mặt với câu hỏi phỏng vấn phức tạp, chưa từng gặp, bạn nên dành thời gian phân tích tình huống. Bạn không nên vội vàng đưa ra câu trả lời mà hãy tập trung tìm hiểu mục đích nhà tuyển dụng “sau câu hỏi” là gì.

Ngay cả khi chưa chắc chắn chính xác mục đích thì câu trả lời của bạn cũng nên liên quan đến công việc đang ứng tuyển. Đừng đưa câu trả lời xa vời hoặc những câu chuyện mang tính “đời tư” của bạn. Bởi đây là những chủ đề phần lớn nhà tuyển dụng không quan tâm.

Đưa ra câu trả lời ngắn gọn

Bạn nên mở đầu câu trả lời bằng cách khen ngợi, ghi nhận câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra. Sau đó, hãy trả lời với nội dung ngắn gọn.

Để thuyết phục hơn, bạn nên đưa ví dụ cụ thể, kinh nghiệm thực tế để minh họa cho nội dung đưa ra. Những ví dụ này góp phần chứng minh năng lực của bạn khi đối diện với công việc khó khăn trong quá khứ.

Điều này đòi hỏi bạn nên có sự chuẩn bị kỹ. Tốt nhất trước khi diễn ra buổi phỏng vấn, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về những câu hỏi hóc búa có thể gặp. Sự chuẩn bị chu đáo giúp bạn không quá bất ngờ khi gặp câu hỏi khó và dễ dàng phán đoán ý đồ nhà tuyển dụng.

q2Thể hiện sự chân thành và trung thực

Nếu không biết câu trả lời chính xác bạn hãy chân thật nói ra. Nếu câu hỏi yêu cầu đưa ra một giải pháp mà bạn chưa có kinh nghiệm thì đừng ngần ngại nói “không biết” với nhà tuyển dụng.

Bạn không nên trầm trọng vấn đề và “ép” bản thân phải có câu trả lời chính xác. Bởi quá trình phỏng vấn không chỉ là cơ hội để chứng tỏ năng lực mà còn là cơ hội để bạn học hỏi và phát triển bản thân. Vậy nên sự trung thực trong trường hợp này ít nhất không giúp bạn mất điểm.

Sau đó, bạn có thể nói bản thân sẽ nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề ngay sau buổi phỏng vấn. Thậm chí đề xuất nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ đưa ra câu trả lời trong email gửi họ sau buổi phỏng vấn.

Sự chân thành giúp bạn có được sự tôn trọng của nhà tuyển dụng. Điều này cho thấy bạn là một người sẵn sàng học hỏi, có trách nhiệm với phát ngôn của bản thân, không phải trả lời “chỉ cho có”.

Cảm ơn và duy trì liên lạc

Dù câu trả lời của bạn là gì thì luôn nhớ cảm ơn nhà tuyển dụng về câu hỏi và thời gian họ dành cho bạn. Bạn cũng nên khéo léo hỏi thêm nhà tuyển dụng có cần thông tin, cần đặt thêm câu hỏi không. Điều này cho thấy bạn sẵn sàng lắng nghe và đáp ứng yêu cầu của họ.

Cuối cùng đừng quên bày tỏ mong muốn có cơ hội được trao đổi sâu hơn với nhà tuyển dụng về vấn đề họ quan tâm, qua đó giúp bạn kết nối và xây dựng mối quan hệ với nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn.

Trả lời những câu hỏi phỏng vấn hóc búa, “kì lạ” đòi hỏi sự tự tin, chủ động và khả năng thích ứng nhanh của bạn. Tuy nhiên bạn không nên quá căng thẳng, chỉ cần chuẩn bị tốt, linh hoạt sử dụng một số mẹo trên là có thể vượt qua câu hỏi dạng này một cách nhẹ nhàng.

w1Nguyễn Lý

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN