Nhu cầu mua rau sạch của các bà nội trợ cho bếp ăn gia đình ngày càng trở nên thiết yếu và được quan tâm hàng đầu nhưng với thị trường rau xanh hiện nay thì việc chọn đúng loại rau sạch là điều khó khăn. Hãy xem vài dấu hiệu nhận biết rau sạch sau đây.
- 7 Cách giữ tối đa vitamin trong rau xanh
- Bí quyết bát nước chấm ngon của người Việt
- Bí kíp mở nắp chai siêu sáng tạo
1. Rau có màu xanh hơi vàng
Đối với các loại rau hữu cơ sinh sống trong môi trường tự nhiên không chịu sự ảnh hưởng của hóa chất, thuốc tăng trưởng… đều có màu xanh hơi vàng, ngược lại các loại rau chịu ảnh hưởng của phân bón hóa học, thuốc tăng trưởng thường có màu xanh đậm do cây hấp thụ một lượng nitrat lớn từ phân bón. Những loại rau có màu xanh đậm này không những sẽ thu hút nhiều sâu bọ mà còn gây ảnh hưởng cho sức khỏe người tiêu dùng.
2. Lá dày, phiến lá ngắn cân đối
Vì sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, ít chịu sự tác động của hóa chất nên lá rau có xu hướng dày hơn để thích nghi với môi trường, mặt khác do không có chất tăng trưởng nên cây rau sẽ phát triển cân đối giữa các bộ phận với nhau, lá không to bất thường, phiến lá ngắn, cân đối, khác hẳn với rau có thuốc kích thích tăng trưởng là lá to, thân cây và lá bóng mượt, mọng nước.
3. Trọng lượng nặng, rắn chắc
Rau hữu cơ tuy không xanh tốt, mọng nước bằng rau xanh có bón phân hóa học nhưng nó lại có trọng lượng nặng hơn do thân và lá rắn chắc hơn vì có thời gian sinh trưởng lâu dài hơn. Các loại rau hữu cơ lấy thân và lá như mồng tơi, rau cải,… cũng dai hơn so với rau bón phân hóa học, còn rau sử dụng phân bón hóa học lại giòn và mọng nước hơn nhưng chúng không bảo quản được lâu mà sẽ mềm nhũn sau 10-12h.
4. Có thể bảo quản trong thời gian dài
Cây rau hữu cơ có thể bảo quản lâu dài từ 3- 4 ngày ở nhiệt độ phòng bình thường mà không bị hư úng, nếu gói cẩn thận và để tủ lạnh có thể bảo quản được tới 1 tuần. Rau hữu cơ khi để ở nhiệt độ phòng mà bị héo có thể làm tươi lại bằng cách phun nước mát, còn đối với rau trồng phân bón hóa học khi dính nước sẽ nhanh chống bị hư hỏng. Mặt khác rau sử dụng phân bón hóa học cũng dễ bị hư sau 48 tiếng.
5. Hương vị ngon ngọt tự nhiên
Mùi vị, so với rau sử dụng phân bón hóa học thì rau hữu cơ có mùi đậm đà và có vị ngọt tự nhiên hơn do khả năng tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài, còn rau sử dụng phân bón hóa học sinh trưởng ngắn hơn bởi tác động của các loại phân hóa học nên vị thường nhạt hơn. Khi xào nấu, rau hữu cơ ngon, giòn và ngọt tự nhiên mà không cần đến nhiều gia vị, càng sử dụng ít gia vị thì càng thấy được mùi vị thơm ngon của rau.
6. Nên chọn mua rau theo mùa
Mỗi mùa trong năm sẽ có thời tiết phù hợp cho từng loại rau khác nhau sinh trưởng, rau đúng mùa sẽ không cần phải chăm bón, tác động nhiều mà vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, chính vì vậy các bà nội trợ chỉ cần nắm bắt rõ mùa nào có loại rau quả nào là có thể chọn được rau ngon. Ví dụ mùa rau ngót sẽ có từ tháng 7 cho tới tháng 3 năm sau, rau cải xanh từ tháng 9 cho tới tháng 4 năm sau, rau muống sẽ có trong tháng 4,5,6, còn bắp cải sẽ là tháng 11… cứ như vậy, dựa trên những dấu hiệu nhận biết trên và tùy theo mùa là các bà nội trợ sẽ dễ dàng chọn lựa được các loại rau ngon và sạch.
Rửa rau và ngâm muối đúng cách Rửa rau dưới vòi nước chảy 2 lần để gọt sạch trứng của các loại vi sinh vật cũng như các loại ký sinh trùng trên rau, sau khi rửa 2 lần dưới vòi nước chảy thì rửa lại trong chậu nước sạch rồi ngâm lại 3 – 5 phút trong nước muối hòa theo tỷ lệ nửa kg muối với 200 lít nước (nước ấm thì càng tốt). Hoặc có thể pha sẵn nước muối bão hòa để khi ngâm rau thì pha với nước ấm, tỷ lệ 1-3 hoặc 1-5 tùy loại rau để ngâm trong khoảng 3 – 5 phút. |
Lưu ý tránh nhầm lẫn giữa rau hữu cơ và rau an toàn
Rau hữu cơ |
Rau an toàn |
– Rau hữu cơ là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên – Không bón phân hoá học – Không phun thuốc bảo vệ thực vật – Không phun thuốc kích thích sinh trưởng – Không sử dụng thuốc diệt cỏ – Không sử dụng sản phẩm biến đổi gen |
– Rau an toàn là loại rau được trồng trong môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. – Được phép sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhưng nằm trong giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới. – Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng trong rau không vượt qua mức giới hạn cho phép. -Không được dư lượng đạm nitrat (NO3) – không dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asêníc, kẽm, đồng…) |
Hồng Duyên