Ngày nay, lò vi sóng đã dần phổ biến hơn trong mỗi gia đình với mục đích hâm nóng hay rã đông và thậm chí là thay thế cho lò nướng. Nhưng có một số thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng vì có thể biến thành nguy cơ khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm hoặc tệ hơn.
- Thực phẩm không nên ăn trước khi chạy bộ
- Thực phẩm giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon giấc
- Cái gì nhiều quá cũng không tốt nhưng riêng 7 thực phẩm này càng ăn nhiều càng có lợi
Một bữa ăn trưa nhanh chóng tại văn phòng hay một bữa tối đơn giản hoàn toàn có thể được thực hiện bằng lò vi sóng. Nhưng thực tế không phải bất cứ thứ gì chúng ta cũng có thể quay (hâm nóng) hay rã đông trong lò được. Các loại thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng có thể kể đến như khoai tây, trứng, gà,…
1. Khoai tây thừa từ bữa trước
Các nhà khoa học cho biết, khoai tây sau khi đã được nấu chín lần thứ nhất và được bảo quản ở nhiệt độ phòng sẽ sinh ra một loại vi khuẩn không tốt cho hệ tiêu hoá.
Do vậy, khoai tây chính là thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng đầu tiên mà bạn cần nhớ. Kể cả bạn có làm nóng chúng thì vi khuẩn sinh ra này vẫn có thể tiếp tục gây hại và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản khoai tây trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp ngay sau khi dùng bữa xong thì bạn vẫn có thể hâm nóng trong lò vi sóng được.
2. Trứng
Cục quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm (FDA) đã khuyên rằng, nếu như bạn hâm nóng trứng đã được nấu chín dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thì chúng vẫn có thể gây hại tới sức khỏe của bạn. Vi khuẩn almonella có thể được nhân lên nhanh chóng và dẫn tới ngộ độc nghiêm trọng.
Trứng là thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng (Ảnh: Internet)
FDA cũng cho biết, bạn không nên để trứng hoặc những món ăn có thành phần là trứng ra khỏi tủ lạnh hơn 2 giờ mà không sử dụng (nhiệt độ thường) và quá 1 giờ đối với thời tiết nóng.
3. Hâm nóng nấm có thể khiến bạn bị đau bụng
Theo Hội đồng Thông tin Thực phẩm Độc lập và Châu Âu, hâm nóng nấm là một sai lầm lớn. Nấm có chứa protein có thể bị phá hủy bởi enzyme và vi khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách, ví dụ như để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài. Hâm nóng và sử dụng nấm đã xuống cấp theo cách này có thể khiến bạn đau bụng.
Hâm nóng nấm có thể khiến bạn bị đau bụng (Ảnh: Internet)
Do vậy nấm cũng là một loại thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng mà bạn cần chú ý. Trong trường hợp vẫn muốn làm nóng món nấm thì bạn nên quay ở nhiệt độ 158 độ F (khoảng 70 độ C) theo khuyến cáo của Hội đồng Thông tin thực phẩm Châu Âu (European Food Information Council).
4. Thịt gà cũng không nên hâm nóng
Có thể bạn đã nghe tới việc làm nóng thịt gà còn sót lại của bữa ăn trước có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ. Mặc dù chưa có nhiều ca thực tế nhưng sự thật là làm nóng gà không đúng cách có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm.
Lydia Buchtmann, người phát ngôn của Hội đồng thông tin an toàn thực phẩm (Food Safety Information Council) nói với SBS rằng về mặt lý thuyết thì có thể hâm nóng gà. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng mọi bộ phận của con gà đã đạt đến nhiệt độ ít nhất 175 độ F để chắc chắn vi khuẩn nguy hiểm bị tiêu diệt.
Thịt gà cần phải được hâm nóng ở nhiệt độ thích hợp (Ảnh: Internet)
Cách duy nhất để chắc chắn được điều này chính là sử dụng một chiếc nhiệt kế trong lúc nấu ăn. Đặc biệt là với gà đã được nấu chín cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 42 độ F (~ 5.555556℃). Nếu con gà đã được nấu chín trên 3 ngày thì điều bạn cần làm chính là vứt bỏ ngay lập tức.
5. Hâm nóng lại cơm có thể dẫn đến ngộ độc vi khuẩn
Trong báo cáo của BBC cho biết, gạo khi đã được nấu chín có thể bị nhiễm khuẩn bởi Bacillus cereus nếu như không được bảo quản đúng cách. Mặc dù những vi khuẩn này có thể bị bất hoạt dưới nhiệt độ cao nhưng có một số biến thể có khả năng tạo ra bào tử gây ngộ độc và chịu được nhiệt.
Hâm nóng lại cơm có thể dẫn đến ngộ độc vi khuẩn (Ảnh: Internet)
Điều bạn cần làm là ăn cơm càng sớm càng tốt, không nên để chúng quá lâu ở nhiệt độ phòng. Còn nếu như việc hâm nóng cơm là cần thiết thì cần đảm bảo rằng, toàn bộ chỗ cơm phải được hâm nóng.
6. Sữa mẹ và thức ăn trẻ em không nên bỏ vào lò vi sóng
Đôi khi sữa mẹ hay thức ăn cho trẻ cần được hâm nóng lại, nhưng không phải là hâm nóng với lò vi sóng. Chuyên gia dinh dưỡng bà Susie Garcia phỏng vấn với tờ Bustle cho biết, lò vi sóng không thể hâm nóng đều toàn bộ thực phẩm nên có thể khiến trẻ bị bỏng họng khi ăn.
Trong trường hợp cần thiết, bạn nên hâm nóng sữa hay thức ăn cho bé bằng nồi nước nóng.
7. Hải sản cũng là thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng
Hải sản luôn được khuyến khích nên thưởng thức khi chúng còn tươi sẽ đem đến mùi vị thơm ngon nhất. Vậy hải sản có an toàn khi được hâm nóng trong lò vi sóng không? Câu trả lời phụ thuộc vào cách mà hải sản của bạn được bảo quản và lưu trữ như thế nào.
Theo FDA, hải sản khi được đánh bắt lên bờ cần được cấp đông ngay lập tức để an toàn khi được giã đông bằng lò vi sóng.
Hải sản cần được hâm nóng trong nhiệt độ thích hợp (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên với hải sản đã nấu chín và để ở nhiệt độ phòng trong một thời gian thì có thể phát sinh ra vi khuẩn gây hại. Khi hâm nóng bằng lò vi sóng, thật khó để biết đã tiêu diệt hết những vi khuẩn gây hại này hay chưa.
FDA cũng khuyến cáo rằng hải sản nên được vứt bỏ nếu để trong tủ lạnh hơn hai giờ trong thời tiết mát mẻ hoặc một giờ trong thời tiết ấm áp. Vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trên hải sản ở bất kỳ nhiệt độ nào trong khoảng từ 40 đến 140 độ F.
8. Rau bina
Business Insider báo cáo rằng nitrate trong rau bina có thể được chuyển đổi thành nitrat và sau đó thành nitrosamine bằng cách hâm nóng lại. Vì thế mà rau bina cũng là một thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng.
Business Insider báo cáo rằng nitrate trong rau bina có thể được chuyển đổi thành nitrat (Ảnh: Internet)
Đặc biệt là một số nitrosamine gây ung thư và có thể ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển lưu thông của oxy tới các cơ quan trong cơ thể. Những phát hiện này đã được hỗ trợ bởi Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu.
9. Đồ ăn từ những bữa buffet
Đồ ăn từ những bữa buffet cũng là những thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng. Bạn thử nghĩ xem, với những món ăn được để sẵn hàng giờ trong nhiệt độ phòng có thể sản sinh ra những vi khuẩn như thế nào?
Vi khuẩn sẽ được nhân lên nhanh chóng nếu như thực phẩm không được bảo quản đúng cách. Đặc biệt là những món ăn không lành mạnh. Mặc dù hầu hết những nhà hàng phục vụ buffet đều có quy trình bảo quản thực phẩm nghiêm ngặt nhưng đối với các bữa tiệc buffet nhỏ tại văn phòng hay họp mặt nhỏ thì khó mà nói trước được.
Đồ ăn từ những bữa buffet cũng là những thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng (Ảnh: Internet)
Nếu như bạn tổ chức một bữa tiệc dạng buffet nhỏ thì không nên bỏ thêm thực phẩm tươi mới vào một món ăn đã được nấu chín trước đó. Hãy vứt bỏ những món ăn đã bị để lại ở nhiệt độ phòng hơn 2 giờ với nhiệt độ mát và hơn 1 giờ khi trời ấm áp.
10. Cần cẩn thận khi hâm nóng thức ăn có dầu
Thức ăn có dầu là thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng bởi mỗi một loại dầu khác nhau sẽ có mức chịu nhiệt khác nhau. Và nếu như bạn không biết cách hâm nóng chúng ở mức nhiệt an toàn thì chúng có thể tạo ra khói độc.
Cẩn thận khi hâm nóng đồ ăn chiên rán (Ảnh: Internet)
Thực phẩm có nhiều dầu không nên cho vào lò vi sóng, vì nhiệt độ cao có thể khiến dầu bốc khói và tạo ra những độc tố nguy hiểm này. Nếu bạn hâm nóng lại, tốt nhất là nấu nó ở mức thấp và chậm.
Theo Anh Dũng – phunuvietnam.vn