Việt Nam đã chính thức hoàn tất việc đàm phán tham gia vào TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), vậy đâu là cơ hội, thách thức và giải pháp cho cộng đồng doanh nhân nước ta? Chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Jean-Francois Harvey, luật sư và Chủ tịch toàn cầu của tập đoàn luật Harvey Law Group về vấn đề này.
Với tư cách là một luật sư, ông có suy nghĩ gì về việc Việt Nam tham gia TPP?
Đây là một cơ hội tuyệt vời cho các doanh nhân và nhà đầu tư Việt Nam. Tất nhiên cũng sẽ có những trở ngại lớn, về mặt kinh doanh cũng như pháp lý. Các quốc gia khác tham gia vào TPP đã đề ra một quy chuẩn pháp lý rất khác biệt, cả về ràng buộc hợp đồng cũng như các thoả thuận khác. Điều quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lúc này là cập nhật các quy chuẩn này, đặc biệt là “những điều được và không được phép thực hiện” (do and don’t)
Việc tiến tới xóa bỏ các loại thuế và những rào cản pháp lý cho hàng hóa, dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên TPP, tạo môi trường lao động, cạnh tranh minh bạch… sẽ mang lại rất nhiều cơ hội hợp tác quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo ông, cùng với những cơ hội đó thì thách thức nào đang chờ đón?
Việt Nam có thể là nước được lợi nhiều nhất từ Hiệp định TPP này. Nhưng đồng thời, doanh nhân Việt Nam nên tận dụng tất cả những công cụ có thể để nâng cao tính cạnh tranh, và một trong số đó chính là khả năng di chuyển tự do không bị giới hạn giữa các quốc gia, để có thể “tự tin đón sóng”. Tuy nhiên quy trình và thời gian xin cấp thị thực đến các quốc gia lớn lại đang là rào cản cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam trên con đường tiến ra biển lớn.
Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?
Hiện tại các chương trình Đầu tư Nhập quốc tịch vùng Caribbean đang được xem là “Tấm vé thông hành” cho những nhà đầu tư/doanh nhân với nhu cầu di chuyển thường xuyên giữa các châu lục, với hộ chiếu được miễn thị thực đến bất kỳ quốc gia nào thuộc khối châu Âu, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc v.v. Mỗi đảo quốc có thế mạnh riêng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư trên thế giới.
Đơn cử như chương trình Đầu tư – Nhập tịch của đảo quốc St. Kitts & Nevis được ban hành vào năm 1984, được xem là “ra đời” sớm nhất cũng như uy tín nhất trong các chương trình đầu tư – định cư cùng hạng mục. Đảo quốc này cũng thu hút nhiều tên tuổi trong ngành du lịch với các khách sạn cho chương trình nhập tịch như Park Hyatt, Marriot, Embassy Suites by Hilton.
Dominica lại là một sự lựa chọn tối ưu cho những đương đơn độc lập, với mức đầu tư ban đầu từ 2 tỷ đồng.
Mặt khác, Grenada đã ký Hiệp định E-2 với Hoa Kỳ từ 03/1989, cho phép công dân đảo quốc này được đến Mỹ đầu tư/ kinh doanh với thị thực E-2, và không giới hạn số lần gia hạn.
Có rủi ro nào từ các chương trình đầu tư dạng này không? Làm sao nhà đầu tư biết được dự án có tốt hay không, thưa ông?
Đầu tư ở bất kỳ đâu hoặc lĩnh vực nào cũng có rủi ro, tuy nhiên mức độ theo tôi nhận thấy là rất thấp, và nhà đầu tư có nhiều lựa chọn khác nhau để giảm thiểu các rủi ro này. Về đầu tư BĐS, nhà đầu tư có thể chọn hình thức mua căn hộ đã hoàn thiện với đầy đủ trang thiết bị, hoặc trở thành cổ đông của những tên tuổi danh tiếng như Park Hyatt, Embassy Suites by Hilton v.v HLG là đối tác độc quyền của các dự án này tại Việt Nam, chúng tôi tự tin có thể đem đến sự lựa chọn phù hợp nhất cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, đương đơn cũng có thể lựa chọn hình thức đầu tư cho tặng vào các quỹ phát triển của chính phủ, và cũng nhận được các quyền lợi tương đương về nhập tịch.
Tất cả những dự án kêu gọi đầu tư theo diện nhập tịch đều phải được chính quyền nước sở tại chấp thuận. Và chúng tôi với tư cách là một công ty luật về di trú nhiều kinh nghiệm, bắt buộc phải tiến hành thẩm tra dự án trước khi giới thiệu đến nhà đầu tư.
Ngoài việc nhập tịch, nhà đầu tư còn có quyền lợi nào khác không thưa ông?
Đó là cơ hội đầu tư/ kinh doanh, di chuyển dễ dàng, ưu đãi bậc nhất về thuế, và cánh cửa rộng mở hơn cho con cái nhà đầu tư đến với nền giáo dục tại châu Âu hay khu vực Bắc Mỹ.
Cần chuẩn bị những gì cho hồ sơ đầu tư theo diện nhập tịch? Trong bao lâu thì hồ sơ được chấp thuận?
Để hoàn thiện một bộ hồ sơ nộp cho chính phủ, chúng tôi tập trung vào các giấy tờ chứng minh nguồn gốc số tiền đầu tư: Các giấy tờ này có thể đến từ chứng từ/ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, từ việc mua bán Bất động sản hoặc cũng có thể là tài sản được trao tặng. Phương pháp chứng minh tài chính của từng hồ sơ sẽ khác nhau nên chúng tôi sẽ gửi cho nhà đầu tư một bảng kiệt kê các giấy tờ cần cung cấp để hỗ trợ hoàn thành hồ sơ. Ngoài ra, chúng tôi sẽ hướng dẫn nhà đầu tư xin Lý Lịch Tư Pháp cũng như Giấy khám sức khỏe.
Thông thường một hồ sơ sẽ mất từ 90 đến 120 ngày thì nhà đầu tư và gia đình sẽ được cấp quốc tịch.
Được quyền nhập tịch cùng với chủ đầu tư là những ai?
Hầu hết các chương trình đầu tư nhập tịch của các quốc gia vùng Carribe chấp nhận gia đình gồm đương đơn, vợ (hoặc chồng của đương đơn), các con đi kèm dưới 25 tuổi (không giới hạn số lượng người phụ thuộc) và ba mẹ của đương đơn (trên 65 tuổi). So với với Mỹ (con phụ thuộc dưới 21 tuổi) hoặc Canada (con phụ thuộc dưới 19 tuổi) thì đây là chương trình có độ tuổi khá thoáng.
Với doanh nhân muốn tham gia vào các chương trình đầu tư này, ông có lời khuyên gì?
Nên chọn các công ty với luật sư uy tín đại diện cho hồ sơ của anh/ chị vì họ có chức năng thẩm quyền, kinh nghiệm và năng lực điều tra dự án trước khi mang dự án đến cho anh/chị.
Cám ơn ông về buổi trò chuyện này!