Nếu bạn đang nung nấu ý định thiết kế một vườn rau để trồng rau sạch cho những bữa cơm an toàn và chất lượng hằng ngày, thì bài viết này dành cho bạn. Một khu vườn rau xanh không những mang lại vẻ tươi mát và bắt mắt cho không gian sống mà còn là một cách phục vụ cho nhu cầu ăn uống của gia đình.
Đây có thể xem là một sự đầu tư vô cùng đáng tiền và công sức. Nhưng trước hết, với những ai còn băn khoăn liệu có nên “dấn thân” vào dự án rau sạch này không, hãy xem qua những ưu và nhược điểm dưới đây nhé:
Ưu điểm:
– Không gian tươi mát, dễ chịu: khi có một khu vườn rau sạch, điều đầu tiên là bạn sẽ được hưởng sự trong lành và dễ chịu nó mang lại. Nếu trồng lượng rau lớn, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian mua sắm ở siêu thị và hơn nữa còn đảm bảo được chất lượng và nguồn gốc rau xanh trong mọi bữa ăn hằng ngày
– Tốt cho sức khỏe: không những đảm bảo được nguồn thực phẩm mà bạn còn có cơ hội vận động nhiều hơn với dự án này đấy!
– Tiết kiệm ngân sách: về lâu dài, nếu dự án thành công bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí. Hạt giống rẻ hơn nhiều lần với một chuyến mua sắm ở siêu thị. Và nếu bạn có thể thu hoạch được thêm mầm ươm sau mỗi vụ trồng, thì bạn không phải mất thêm một đồng nào cho việc mua thêm hạt giống cả.
– Tiết kiệm lương thực: ăn đến đâu nhặt đến đấy chứ không còn là những lần mua sắm quá tải và cuối cùng bạn không thể bảo quản hết được. Khi tự trồng rau bằng công sức của mình, bạn cũng sẽ biết dùng tiết kiệm và hợp lý hơn “nguồn tài nguyên” đấy!
Nhược điểm:
– Sâu bọ: nếu bạn chưa chuẩn bị tinh thần cho những vị khách “không mời mà đến”, thì vườn rau xanh sẽ mang đến cho bạn nhiều “bất ngờ” đấy! Ở đâu có rau xanh, ở đó sẽ có nhiều loại côn trùng và bò sát xuất hiện để “hưởng lợi”. Nếu bạn không phải là một người sợ những điều đấy thì bạn cũng phải nhức đầu kha khá để tìm cách bảo vệ khu vườn thân yêu của mình.
– Thời gian đầu tư: đây là một lưu ý đòi hỏi bạn phải chuẩn bị tính kiên nhẫn thật cao. Bạn sẽ phải chăm chút khu vườn của mình hằng ngày và kết quả không bao giờ đến sau một đêm, mà là… vài tuần. Hơn nữa bạn còn phải chủ động học hỏi nhiều kiến thức cơ bản khác để chắc chắn dự án rau sạch sẽ thành công nữa.
– Thời gian học hỏi kỹ năng và sự khéo léo: làm vườn không đơn giản như trên phim ảnh thơ mộng. Để thành công người làm vườn luôn phải trang bị những kỹ năng dù là cơ bản nhất. Hơn thế nữa, đối với một vài loại cây khó tính, để trồng được khỏe mạnh không phải là một điều nắm chắc được trong ngày!
Sau khi đã biết rõ được những ưu điểm và nhược điểm khi tự tạo cho mình một khu vườn rau sạch rồi thì hãy tham khảo các ý tưởng tuyệt hảo dành cho mọi không gian của các khu vườn rau sạch dưới đây nhé.
Một gợi ý cho những ai muốn trồng theo phong cách “mỗi thứ một ít”. Chỉ với một vài khuôn gỗ nhỏ xinh là bạn đã có thể khoanh vùng các loài cây xanh muốn trồng rồi.
Hệ thống nước tý hon cho những khu đất nhỏ xinh. Hệ thống này có thể khá thuận tiện cho khu vườn nhỏ của bạn và giảm thiểu bớt công sức của người trồng nhưng chi phí đầu tư thì không hề nhỏ chút nào.
Một ý tưởng khung gỗ khác cho những căn hộ có sân bê tông chật hẹp và không có đủ đất trồng nhiều cây rau.
Những khung gỗ như thế này rất hữu ích trong việc giữ cho tổng thể vườn rau trông gọn mắt và hơn nữa là phân chia các loại rau hợp lý giúp công việc làm vườn của bạn thêm dễ kiểm soát.
Khu vườn xanh mát với chiếc ghế nhỏ xinh dành cho những giây phút nghỉ ngơi thư giãn.
Một chiết kệ trồng rau bằng gỗ dành cho những ai muốn trồng những loại rau nhỏ với số lượng ít.
Vụn gỗ rải đều xung quang vừa tạo lối đi lại vừa được dùng để phân cách các mảng rau khác nhau.
Ngay cả vườn rau cũng nên có “phong cách” riêng như vườn rau này: tông trắng làm chủ đạo ăn khớp với sắc xanh tươi mát.
Một ví dụ điển hình cho những khu vườn rau rộng lớn. Nếu bạn có đủ điều kiện về diện tích, bạn không cần đến những khung rau bằng gỗ cồng kềnh nữa!
Tuy vậy, bạn cũng không cần đến hẳn một mảng đất lớn để trồng rau, tạo dựng khoảng vuông nho nhỏ ngay bên lối đi cũng là một gợi ý không tồi.
Khu vườn nhỏ với hàng rào xung quanh, thậm chí có cả bộ bàn ghế phụ vụ cho những phút giây thư giãn.
Khung gỗ được phân chia thep dạng lưới nhỏ dễ dàng quản lý cho người trồng.
Một cách sáng tạo và bắt mắt để phân chia các mảng rau trồng khác loại.
Dùng những chậu treo là cách những ai sở hữu ban công nhỏ có thể xem xét tới, vừa đơn giản, dễ trồng lại không hề tốn diện tích. Tuy nhiên với cách này, các lựa chọn cây rau cũng khá hạn chế cho bạn.
Khu vườn này được sắp xếp theo những khuôn rau dài và mảnh. Với cách này, bạn có thể trồng được một số lượng lớn các loại rau, có thể đủ cho các bữa ăn hàng ngày.
Vườn rau… dựng đứng, một cách trồng rau khá mới và sáng tạo, hơn nữa rất thích hợp cho những căn hộ không có đủ khoảng đất trống cho trồng trọt.
“Nhà kính” là gợi ý vô cùng hoàn hảo nếu bạn có thể đầu tư cho khu vườn của bạn. Cách này vừa giúp kéo dài mùa trồng, vừa giữ cho vườn rau nhà bạn tránh xa các “vị khách không mời” khó ưa.
Lối đi lát đá sẽ giúp cho vườn rau của bạn trông sạch sẽ, thoáng mát và “chuyên nghiệp” hơn.
Hàng rào với màn lưới mỏng sẽ giúp bạn phần nào bảo vệ được rau trồng tốt hơn.
Khuôn rau với đủ các hình khối và chất liệu đẹp mắt có khả năng “nâng cấp” dáng vẻ vườn rau của bạn lên rất nhiều đấy!
Một khu trồng rau rộng lớn được thiết kế theo phong cách vườn cảnh giống trong những lâu đài và biệt thự sang trọng.
Vườn rau với dàn gỗ cho cây leo. Những cọc gỗ góc vườn có tác dụng giữ cho những loại cây rau lớn hay thân mềm dễ gãy có thể đứng thẳng và không mọc “lấn sân” sang khu vực khác.
Ý tưởng đơn giản nhưng khá sáng tạo và đẹp mắt với sự kết hợp giữa những thảm cỏ xanh rì.
Theo Hiền Nguyễn / Trí Thức Trẻ