Một con tàu hơn 3.000 tấn được Trung Quốc đưa ra Biển đông với nhiều tham vọng trong đó có khảo sát nguồn tài nguyên tự nhiên trong vùng biển.
- Tượng Dương Quý Phi bị khách Trung Quốc sờ ngực
- Nghị sĩ Mỹ lo ngại Trung Quốc lập vùng phòng không ở Biển Đông
- Trung Quốc khiêu khích phun vòi rồng vào tàu Philippines
Thông tin này được hãng Tân Hoa xã đưa tin. Hãng tin này cho rằng đây là bước đột phá lớn nhất trong nghiên cứu biển sâu.
Theo đó con tàu mang tên Đông Phương Hồng số 2 sẽ hoạt động trong 2 tháng trên vùng biển với nhiệm vụ phân tích, nghiên cứu nhằm làm rõ quá trình phát triển của Biển Đông cũng như nguồn tài nguyên tự nhiên trong vùng biển.
Đông Phương Hồng 2 được coi là một trong những tàu nghiên cứu khảo sát hiện đại nhất, có trọng lượng rẽ nước hơn 3.000 tấn, chính thức đưa vào sử dụng năm 1996.
Để tăng cường nghiên cứu khoa học ở Biển Đông, Quỹ Khoa học tự nhiên quốc gia TQ năm 2011 đã đưa ra chương trình mang tên “Kế hoạch Biển Đông” kéo dài 8 năm với số vốn đầu tư 190 triệu nhân dân tệ. Kể từ khi chương trình bắt đầu, TQ đã thực hiện tổng cộng hơn 50 chuyến khảo sát khoa học.
Trước đó, Trung Quốc cũng từng gấp rút đóng con tàu “Hải Dương Thạch Du 721” chỉ trong vòng 15 tháng, với nhiều thiết bị công nghệ tối tân nhất nhằm đẩy nhanh tốc độ khảo sát nước sâu, nâng cao hiệu quả thu thập dữ liệu về tài nguyên dầu khí Hải Dương cho Trung Quốc.
Theo giới phân tích, các tàu khảo sát vật lý địa cầu dưới đáy biển này đóng vai trò như những tên lính tiên phong, sẽ tiến hành thăm dò, lấy mẫu các tầng đất đá, nghiên cứu cấu tạo các tầng địa chất dưới đáy biển để tìm ra những dấu hiệu cho thấy sự hiện hiện của các mỏ dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các giàn khoan tiến hành thăm dò chất lượng và trữ lượng dầu trong các mỏ ngầm dưới đáy biển.
Điều đó cho thấy, một trong những mưu đồ của Bắc Kinh ở Biển Đông là nguồn tài nguyên dầu khí phong phú ở vùng biển này, phục vụ cho cơn khát năng lượng của Trung Quốc.
Cùng với đó, một kế hoạch khảo cổ dưới nước cũng được nước này triển khai. Theo đó, chiếc tàu khảo cổ dưới nước đầu tiên của Trung Quốc đã chính thức được bàn giao cho Cục văn vật Quốc gia đưa vào sử dụng, kết thúc toàn bộ cả quá trình lịch sử Trung Quốc không có tàu khảo cổ hoạt động dưới nước.
Đồng thời với kế hoạch này Trung Quốc cũng đang dùng mọi thủ đoạn bao vây, phong tỏa các địa điểm khảo cổ tại các khu vực có tranh chấp trên Biển Đông, bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa và hiện đang mở rộng về hướng nam, tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo các chuyên gia, khảo cổ chính là chiêu trò mới của Trung Quốc trong việc tìm kiếm các chứng cứ lịch sử, yêu cầu UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” của họ là di sản văn hóa thế giới. Nó thực chất là thủ đoạn ngụy tạo những chứng cứ lịch sử về sự hiện diện, khai phá của cư dân Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) nhằm biện bạch cho những yêu sách chủ quyền phi lý của nước này.