Không chỉ đơn thuần là lễ hội ẩm thực với nhiều món ăn đa dạng, phong phú đến từ các vùng miền, Liên Hoan Ẩm Thực Đất Phương Nam 2016 còn tái hiện lại không gian miền quê một cách sinh động và hiện thực với những hình ảnh vốn được gắn mác đặc trưng của vùng đất phương Nam.
Nét đầu tiên phảng phất “hồn dân tộc” Nam Bộ nhất không gì khác chính là hình ảnh chiếc khăn rằn.
Điểm nhấn của chương trình chính là nghi thức đeo khăn rằn trong buổi lễ khai mạc. Theo quan niệm, chiếc khăn “nông dân” rằn ri này thể hiện nét đặc trưng riêng cho bản sắc văn hóa của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, nó đã có gắn bó với người dân Nam Bộ qua bao cuộc kháng chiến đến những sinh hoạt đời thường.Thế nên, đây là một đặc trưng không thể thiếu khi nói về Nam Bộ.
Còn gì đẹp cho bằng hình ảnh bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng cục trưởng TCDL; bà Văn Thị Bạch Tuyết, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM… cùng lãnh đạo các đơn vị khác quàng chiếc khăn rằn giản dị đi đến từng gian hàng thưởng thức các món ăn dân gian.
Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước (thứ 2 bên phải) và ông Trần Vĩnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM (thứ 3 từ phải qua) tham quan gian hàng tại hội chợ
Ngoài ra, ở những quầy thức ăn khác, chiếc khăn rằn xuất hiện dày đặc có khi trên cổ một cô gái áo bà ba duyên dáng hay trở thành phụ kiện quấn đầu của một anh “nông dân”. Những sự pha trộn hài hòa và giản dị đó đã làm nên hồn quê đậm đặc trong lễ hội.
Nói đến Nam Bộ, không thể bỏ qua những bài dân ca trữ tình
Những tiết mục văn nghệ với những ca khúc quen thuộc như “Về miền Tây” hay “Miền Tây Quê Tôi”, “Duyên Quê” qua giọng hát ngọt ngào, đầy rạo rực của các nghệ sĩ như gieo vào lòng mọi người một sự rung động dành cho quê hương Nam Bộ.
Không chỉ vậy, các chương trình nghệ thuật như đờn ca tài tử được bố trí bên ngoài cổng để phục vụ mọi du khách thực sự đã mang lại ấn tượng mạnh.
Những hoạt động làng nghề truyền thống như dệt chiếu, đan sọt, làm nhang…cũng được đưa vào
Sẽ là thiếu trọn vẹn nếu chỉ dừng lại ở các khía cạnh “nghe nhìn” qua các hình ảnh văn hóa mà không lồng ghép yếu tố lịch sử các làng nghề vào chung. Dù rằng chỉ có vài ba gian hàng nhằm mục đích giới thiệu làng nghề nhưng cũng vừa đủ để du khách cảm nhận một cách sinh động về sự đa dạng trong văn hóa miền Nam.
Ngoài ra, các trò chơi dân gian của những năm về trước cũng được đưa vào, tạo nên một không gian tả thực hết sức “Nam Bộ”:
Chong chóng lá dừa
Trương Quyên (Phụ Nữ Ngày Nay)