Ngoài tác dụng khử trùng hay thư giãn tinh thần, các loại tinh dầu còn có khả năng cải thiện tuần hoàn máu và giúp phân tán vùng máu tụ gây bầm tím.
- Tỏi ngâm mật ong giúp tăng đề kháng
- 10 cách tăng cường hệ miễn dịch
- 7 bước rửa tay đúng cách để tránh xa vi trùng
Các vết bầm tím có thể gây đau hoặc không nhưng lại không có tính thẩm mỹ. Với 3 mẹo sau đây sẽ giúp bạn đánh tan các vết bầm tím trong nháy mắt.
Chườm đá
Đá lạnh làm các mạch máu co lại, ngăn không cho máu dồn về khu vực bị thương nữa. Không những thế, nhiệt độ lạnh còn có khả năng giảm viêm – sưng, giảm đau.
Tuy nhiên, bạn không nên chườm đá trực tiếp lên da, mà phải dùng khăn vải bọc đá lại và thời gian chườm không quá 15 phút.
Nha đam
Nha đam (hay còn gọi là lô hội) với thành phần chủ yếu là nước, các vitamin A, B, C và E, có khả năng tăng cường miễn dịch – chữa lành vết thương, đặc biệt là làm dịu và giữ ẩm cho da, xóa bỏ các vết bầm tím trên cơ thể.
Cắt miếng nha đam và bảo quản trong tủ lạnh khoảng 30 phút (hoặc đến khi miếng nha đam đủ lạnh) rồi đắp lên vết bầm hoặc khối máu tụ. Bằng cách này, với nhiệt độ lạnh và các tinh chất trong nha đam sẽ giúp giảm đau, tan máu bầm một cách đáng kể.
Các loại tinh dầu
Ngoài tác dụng khử trùng hay thư giãn tinh thần, các loại tinh dầu còn có khả năng cải thiện tuần hoàn máu và giúp phân tán vùng máu tụ gây bầm tím.
Để đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn, thay vì chỉ sử dụng một loại tinh dầu, hãy tạo ra hỗn hợp gồm: 5 giọt tinh dầu hoa cúc calendula, 2 giọt dầu thì là, 1 giọt dầu trắc bách diệp sau đó thoa lên vết bầm mỗi ngày một lần.
Bên cạnh những biện pháp trên thì bổ sung vitamin K (bằng thực phẩm hoặc kem xoa bóp có thành phần là vitamin K), chườm giấm táo, đắp hành tây… cũng là những cách bổ ích giúp làm giảm nhanh các vết bầm tím.
Q.P tổng hợp