Ăn trái cây khi đói, ưu tiên thay thế trái cây sấy khô thay cho trái cây tươi,.. là một trong những sai lầm khi ăn trái cây phổ biến của nhiều gia đình.
- Top 10 trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin A, người sử dụng nhiều điện thoại, máy tính không nên bỏ qua
- Nước ép trái cây vẫn tươi ngon nếu biết cách này
- 3 loại trái cây được mệnh danh là ‘nữ hoàng’ ngăn ngừa lão hóa, phụ nữ 40 tuổi không nên bỏ qua
Những sai lầm khi ăn trái cây (hoa quả) không những không có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, bổ sung vitamin cho cơ thể mà có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số sai lầm khi ăn trái cây phổ biến mà bạn cần tránh:
1. Ăn trái cây khi đang đói
Sai lầm khi ăn trái cây đầu tiên là ăn trái cây khi đang đói. Trong các loại trái cây, đặc biệt là hoa quả có vị chua có thể chứa acid gây cồn cào ruột và không tốt cho hệ tiêu hóa.
Không chỉ trái cây mà những loại đồ ăn chua hay các loại thức uống có chứa acid cao đều không tốt cho đường ruột và dạ dày của bạn khi dạ dày đang trống rỗng. Bạn nên lựa chọn các thực phẩm lành tính hơn để thay thế.
2. Cho rằng uống nước ép trái cây có thể thay thế việc ăn trực tiếp
Một quan niệm hoàn toàn sai lầm đó là nước ép trái cây cho giá trị dinh dưỡng tương tự như ăn hoa quả trực tiếp.
Các chuyên gia cho biết, mặc dù đều có tác dụng cung cấp vitamin nhưng nước ép, đặc biệt là nước ép mua ngoài có thể không đảm bảo được vệ sinh và có thể bị cho thêm nhiều đường để tạo độ ngọt rất không tốt cho cơ thể.
Nước ép trái cây không giàu dinh dưỡng như ăn trái cây trực tiếp (Ảnh: Internet)
Đặc biệt, khi làm nước ép, chất xơ tự nhiên có trong hoa quả đã bị bỏ đi, rất lãng phí, khiến cho quá trình giải phóng glucose có trong máu bị cản trở. Do vậy đây là một sai lầm khi ăn trái cây mà bạn cần tránh.
3. Sai lầm khi ăn trái cây phổ biến: Ăn ngay sau khi ăn cơm
Đây là thói quen phổ biến của nhiều gia đình Việt, trái cây được ăn sau khi ăn cơm xong để “tráng miệng”, nhưng thực thế thì thói quen này không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Sau khi bạn ăn cơm xong, dạ dày cần hoạt động liên tục để có thể tiêu hóa được lượng thức ăn mà bạn vừa nạp vào. Vì thế, nếu như ăn trái cây ngay sẽ khiến dạ dày bị quá tải, sinh ra đầy bụng và khó chịu.
Tốt nhất bạn nên ăn trái cây sau khi ăn khoảng 1 giờ.
4. Ăn trái cây sấy khô thay thế trái cây tươi
Quá trình sấy khô hoa quả tươi có thể khiến vitamin và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe bị mất đi. Ngoài ra, một số loại hoa quả sấy khô có thể chứa lượng đường cao không tốt cho sức khỏe.
Trái cây sấy có thể chứa hàm lượng đường cao (Ảnh: Internet)
Do vậy mà bạn nên ăn trái cây tươi thay vì dùng trái cây sấy khô thay thể để hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng và vitamin có lợi.
5. Gọt vỏ trái cây trước khi ăn
Với một số loại trái cây, vỏ mới là bộ phận chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin nhất. Tuy nhiên nhiều người lại nghĩ rằng ăn trái cây gọt vỏ mới đảm bảo an toàn, hạn chế hàm lượng thuốc tăng trưởng thực vật.
6. Ăn càng nhiều càng tốt
Mặc dù trái cây rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều trái cây có thể khiến đường huyết tăng cao, điều này đặc biệt không tốt đối với người bị tiểu đường hay đang có ý định giảm cân bằng việc cắt tinh bột và chất béo chỉ ăn trái cây.
Bộ Y tế Mỹ khuyên rằng, một người tốt nhất chỉ nên ăn 2 chén trái cây mỗi ngày tùy vào độ tuổi, cân nặng để có sức khỏe tốt nhất.
7. Tất cả trái cây đều có chất dinh dưỡng tốt như nhau
Mỗi một loại trái cây lại có chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau chẳng hạn như trong sầu riêng, xoài hay mít có chứa một lượng lớn đường; còn nho thì lại cho lượng calo thấp,…
Ngoài chỉ số đường huyết (GI) của trái cây thì bạn còn có thể dựa vào màu sắc để xem loại quả nào giàu chất chống oxy hóa hơn. Ví dụ như trái cây sẫm màu như nho đen sẽ có hàm lượng chống oxy hóa cao hơn so với mít hay chuối có màu sáng,…
Theo Anh Dũng – phunuvietnam.vn