Kết quả của một nghiên cứu trên số lượng lớn dân cư được công bố tại đại hội thường niên Liên đoàn Thấp khớp châu Âu (EULAR 2015) cho thấy: Sự tăng nguy cơ phát triển viêm khớp vẩy nến (PSA) trong số các bệnh nhân vẩy nến có phơi nhiễm với chấn thương vật lý, đặc biệt là những chấn thương liên quan đến xương hoặc khớp.
Tại sao chấn thương liên quan đến viêm khớp vẩy nến?
Tiến sĩ Thorvardur Love, tác giả cấp cao của Bệnh viện Đại học Landspitali, Iceland cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên trên số lượng dân số đáng kể để xác định nguy cơ của viêm khớp vẩy nến sau chấn thương ở bệnh nhân vẩy nến. Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần phải tiếp tục nghiên cứu vào các yếu tố phức tạp dẫn đến viêm khớp ở bệnh nhân vẩy nến, một khi chúng ta đã hoàn toàn hiểu điều này, thì có thể tìm được phương pháp điều trị hoặc ngăn chặn các yếu tố nguy cơ ngay từ khi chúng mới ở giai đoạn tiềm tàng”.
Viêm khớp vẩy nến là một bệnh khớp bị viêm mạn tính, có liên quan với bệnh vẩy nến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và có thể dẫn đến tổn thương nặng, vô hiệu hóa khớp. Chỉ có khoảng 1-3% dân số mắc vẩy nến, nhưng trong số đó, có 30% bệnh nhân bị viêm khớp vẩy nến.
Chấn thương trước khi mắc bệnh được cho là có liên quan với viêm khớp vẩy nến. Nhiều nghiên cứu cho rằng, hiện tượng “Koebner” sâu đóng một vai trò nào đó trong viêm khớp vẩy nến. Đây là hiện tượng những tổn thương ở bệnh vẩy nến phát triển tại vị trí da bị chấn thương, nó liên quan đến các mô sâu, bao gồm cả xương và khớp.
Qua khảo sát sử dụng dữ liệu thu thập từ năm 1995 đến năm 2013, gồm 2 nhóm: 15.416 bệnh nhân vẩy nến từng bị chấn thương và 55.230 chưa bị chấn thương đã cho thấy: Tỷ lệ viêm khớp vẩy nến trong số bệnh nhân không bị chấn thương ít hơn (22/10.000 người/năm) so với nhóm bệnh nhân vẩy nến đã bị chấn thương (30/10.000 người/năm).
Sau khi điều chỉnh về tuổi tác, giới tính, khoảng thời gian bị vẩy nến, chỉ số BMI, hút thuốc, uống rượu và số lần đi khám thì bệnh nhân vẩy nến từng bị chấn thương được chứng minh có nguy cơ gia tăng viêm khớp vẩy nến hơn so với nhóm đối chứng là 1,32 lần.
Một phân tích khác cho thấy, chấn thương xương khớp có liên quan với tăng nguy cơ bị viêm khớp vẩy nến (tỷ số nguy cơ, tương ứng là 1,46 và 1,50). Bệnh nhân không bị vẩy nến khi chấn thương thì không tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến có thể được chữa trị như thế nào?
Phát hiện của các nhà khoa học Mỹ đã đem lại nhiều lợi ích trong điều trị bệnh vẩy nến. Giờ đây, đã có một cơ sở khá chắc chắn để người bị vẩy nến nên giữ mình hơn, hạn chế các chấn thương và tránh nguy cơ chuyển sang viêm khớp vẩy nến. Bên cạnh đó, áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp với bản thân cũng sẽ mang lại những hiệu quả nhất định.
Ngày nay, các nhà khoa học nước ta đã phối hợp thành công những phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian bằng thảo dược để tạo ra các sản phẩm viên uống giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến nói chung cũng như vẩy nến thể khớp nói riêng. Phương pháp này có ưu điểm là tất cả các thành phần thảo dược được kiểm nghiệm và sản xuất trên dây chuyền hiện đại, mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng. Trong đó, được ứng dụng nhiều để hỗ trợ điều trị vẩy nến là cây sói rừng (giúp chống tự miễn) – Đây là thành phần chính trong một loại sản phẩm thực phẩm chức năng dạng viên uống. Đồng thời, cây sói rừng còn được kết hợp với bạch thược, nhũ hương, hoàng bá… mang lại hiệu quả điều hòa miễn dịch, giảm viêm ngứa, loại bỏ sạch vẩy và ngăn ngừa bệnh vẩy nến tái phát.
Hiểu rõ mối liên hệ giữa việc bị chấn thương và nguy cơ bệnh vẩy nến tiến triển sang một thể nguy hiểm hơn – viêm khớp vẩy nến sẽ giúp cho người bệnh đưa ra được những biện pháp bảo vệ thích hợp cho mình. Chỉ có thế thì các phương thuốc, hay thảo dược hỗ trợ điều trị mới phát huy được tối đa tác dụng.
Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang – Sản phẩm cho người bị lupus ban đỏ, vẩy nến do tự miễn
Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều. Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: lupus ban đỏ, vẩy nến. Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch. Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang có thể được sử dụng theo từng đợt từ 3-6 tháng. |
Trần Khánh (Phụ Nữ Ngày Nay)