Cảnh báo: Nguy cơ khản tiếng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy khò khè, ho, khó thở, ho ra đờm. Theo Hiệp Hội Ngôn Ngữ Nghe Nói Hoa Kỳ (ASHA), các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể làm tổn thương cổ họng và thanh quản, gây ra vấn đề về phát âm như rối loạn giọng nói, khản tiếng, mất tiếng.

Thay đổi giọng nói không phải là triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhưng nhiều người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp phải vấn đề này. Hãy tham khảo những thông tin sau đây để tìm hiểu xem, tại sao bạn có thể bị khản tiếng nếu mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và bạn cần làm gì để ngăn chặn tình trạng này.

Cách nhận biết khản tiếng

Cảnh báo: Nguy cơ khản tiếng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có triệu chứng khản tiếng

Khi bị khản giọng, giọng nói của bạn trở nên bất thường, nghe chói tai. Nó có thể được mô tả như tiếng thở khàn khàn, thở khò khè, run rẩy và thậm chí ồm ồm như tiếng ếch kêu. Khản tiếng có thể gây đau hoặc cảm giác căng thẳng khi cố gắng để nói chuyện bình thường.

Nguyên nhân gây khản tiếng ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Một giọng nói khàn khàn có thể do nhiều nguyên nhân, gây trở ngại với những rung động bình thường ở các dây thanh âm, chẳng hạn như sưng hoặc viêm. Nguyên nhân phổ biến nhất gây khản giọng ở người không bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là viêm thanh quản cấp tính, do nhiễm trùng đường hô hấp trên, hoặc lạm dụng giọng nói (chẳng hạn như la hét, hay kỹ thuật ca hát không đúng cách) và cảm cúm.

Đối với những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khản tiếng có thể bị gây ra bởi cảm lạnh, cảm cúm do tình trạng ho kéo dài, khạc đờm tác động xấu lên dây thanh quản. Nhưng nó cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ví dụ như việc sử dụng lâu dài thuốc corticosteroid dạng hít và thuốc kháng cholinergic. Ngoài ra, khản tiếng cũng có liên quan đến việc hút thuốc lá ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Cảnh báo: Nguy cơ khản tiếng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nói không với thuốc lá giúp phòng ngừa khản tiếng

Đối phó với khản tiếng bằng cách nào?

Nếu bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và sử dụng thuốc lá, thì hãy dừng lại ngay lập tức. Còn nếu bạn không hút thuốc mà vẫn gặp vấn đề khản giọng, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ tai-mũi-họng để có phương pháp điều trị phù hợp, cũng như được tư vấn về cách giữ gìn, chăm sóc giọng nói hoặc tìm hiểu thêm về sự ảnh hưởng của các loại thuốc điều trị gây khản giọng.

Sản phẩm thảo dược: Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa khản tiếng

Hiện nay, tại Việt Nam, để đối phó với tình trạng khản tiếng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nói riêng và khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản nói chung, bên cạnh việc ngưng sử dụng thuốc lá, áp dụng theo các phương pháp điều trị tây y, thì một trong những xu hướng được nhiều người lựa chọn là sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên. Trong đó, tiêu biểu là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính chiết xuất từ cây rẻ quạt, kết hợp với bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Sản phẩm gồm những thảo dược này có tác dụng ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói. Đặc biệt, sản phẩm có tác dụng tốt đối với những trường hợp bị khản tiếng do viêm thanh quản cũng như do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra.

Đối với những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khó có thể tránh khỏi tình trạng khản tiếng. Vì vậy, điều quan trọng là không để cho nó ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn. Hãy từ bỏ thói quen hút thuốc lá, đồng thời học cách sử dụng giọng nói với cường độ vừa phải, kết hợp với sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính là cây rẻ quạt mỗi ngày.

Thực phẩm chức năng viên nén Tiêu Khiết Thanh – Giúp giọng nói trong sáng hơn, phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng

Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm chức năng với thành phần chính là rẻ quạt, kết hợp với bán biên liên, bồ công anh, sói rừng có tác dụng giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, giúp làm trong sáng giọng nói.

Đối tượng sử dụng là người bị viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, khản tiếng, viêm amidan.

Cách dùng để phòng ngừa: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên; Để hỗ trợ điều trị: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên; Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, dùng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.

Hàng triệu người bị khản tiếng nhưng không được điều trị


Quang Hùng (Phụ Nữ Ngày Nay)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN