Bệnh hen suyễn là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất hiện nay. Chính vì vậy bệnh hen phế quản có lây không là vấn đề đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
- Những dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em
- Chăm sóc trẻ mắc hen phế quản tại nhà như thế nào?
- Đề nghị ghép phổi cho bệnh nhân phi công người Anh
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Phế quản của những người mắc bệnh thường rất nhạy cảm và sẽ phản ứng kịch liệt đối với các yếu tố kích thích, thường là các chất gây dị ứng.
Khi các cơn hen suyễn xuất hiện, người bệnh thường có những triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho và tức ngực. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị bệnh hen suyễn. Do đó, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời và phải thường xuyên sử dụng thuốc để kiểm soát và hạn chế nguy cơ bộc phát các cơn hen cấp tính.
Hiện nay, có nhiều người cho rằng, bệnh hen rất dễ lây nhiễm nên họ thường cảnh giác với những người bị hen. Vậy bệnh hen phế quản có lây không?
1. Bệnh hen phế quản có lây không?
Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính ở đường thở gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do vậy, nhiều bệnh nhân hen suyễn thường lo lắng rằng họ sẽ lây bệnh sang những người khác trong gia đình thông qua các hoạt động hằng ngày. Vậy bệnh hen phế quản có lây không?
Bệnh hen phế quản có lây không?
Trên thực tế, hen suyễn không phải là một căn bệnh truyền nhiễm, không do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định hen phế quản không lây truyền như mọi người vẫn nghĩ. Đây là một bệnh viêm mạn tính vô khuẩn kéo dài.
Khi bị bệnh, đường dẫn khí hoặc phế quản của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài, khi bị kích thích các cơ của phế quản co lại khiến phế quản bị thu hẹp, dẫn đến hiện tượng khó thở, thở khò khè, kèm theo tiếng ran rít. Mức độ cơn hen ở từng người bệnh là khác nhau, tùy vào độ kích thích các tiểu phế quản.
Theo một số nghiên cứu, tác nhân chính gây ra bệnh hen suyễn là do thay đổi thời tiết, cơ đia dị ứng với khói bụi, lông thú, phấn hoa, thực phẩm và khói thuốc lá.
Bệnh hen suyễn không phải bệnh lây truyền nhưng là bệnh có tính di truyền:
Mặc dù hen suyễn không phải là một căn bệnh lây truyền nhưng nó có tính di truyền, có khoảng 75% các trường hợp mắc bệnh mang tính di truyền từ thế hệ trước. Điều này có nghĩa là nếu có cha mẹ mắc bệnh hen suyễn thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Trả lời cho vấn đề bệnh hen phế quản có lây không là không. Mọi người không cần e ngại khi dùng chung đồ dùng sinh hoạt hay ăn uống chung với người mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra, thay vì lo lắng bệnh hen phế quản có lây không, những bệnh nhân hen suyễn cũng an tâm khi tiếp xúc với người khác trong sinh hoạt hàng ngày.
Tóm lại, hen phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp mạn tính, được khởi phát bởi các yếu tố kích thích (thường là tác nhân dị ứng). Bệnh hen phế quản không lây lan từ người này sang người khác nhưng bệnh có tính di truyền.
2. Phòng ngừa bệnh hen phế quản
Một vấn đề quan trọng hơn từ việc quan tâm tới bệnh hen phế quản có lây không là phòng ngừa bệnh. Để có thể phòng tránh hen suyễn hiệu quả, cần tuân thủ những điều sau đây:
– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa,….
– Không hút thuốc để tránh gây bệnh cho bản thân mình và người hít phải khói thuốc.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
– Bệnh nhân dị ứng với loại thực phẩm nào thì cần tránh ăn uống loại thực phẩm đó.
– Phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
– Tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
– Tập thể dục đều đặn, vừa phải.
– Ăn uống hợp lý, bổ sung trái cây và rau xanh.
Theo Anh Dũng – phunuvietnam.vn