Thời tiết nóng bức, dễ cáu giận, bực bội,.. là những điều thường thấy khi hè tới. Dưới đây là 8 lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể trải qua mùa hè một cách “khoẻ mạnh” và “vui vẻ” nhất!
- Thói quen nhai đá lạnh và những hệ lụy xấu cho sức khỏe
- Chuối chín tới mức nào tốt nhất? Đây là lý do người Nhật thích ăn chuối ở thời điểm này
- Ăn ít vẫn béo phì do suy giáp
Dưới tác động nóng bức mà mùa hè mang lại, bạn có thể gặp phải rất nhiều các rắc rối liên quan tới sức khoẻ nếu không nhanh chóng cải thiện nhịp sống của mình.
1. Mùa hè nên có chế độ ăn uống lành mạnh
Theo Bác sĩ Bá Thức (PV trên Suckhoedoisong) cho biết, vào mùa hè, mỗi ngày bạn nên uống một cốc nước chanh, nước quất hay nước ép từ quả dâu tây – đây đều là những loại quả rất giàu chất chống oxy hoá giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh do sự thay đổi thời tiết hoặc do tuổi tác gây ra.
Bên cạnh đó, việc duy trì bổ sung các chất chống oxy hoá cho sức khoẻ cũng giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Quả chanh rất giàu chất chống oxy hoá (Ảnh: Internet)
Mỗi ngày nên uống một cốc nước chanh hoặc nước quất hoặc nước ép quả dâu tây, như vậy sẽ giúp bạn dung nạp chất chống ôxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương các mô và giảm nguy cơ bệnh tật do tuổi tác hay do tác động của thời tiết. Các chất chống ôxy hóa còn có tác dụng duy trì nồng độ cholesterol máu và ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
2. Giải toả căng thẳng
Thời tiết nóng bức của mùa hè có thể khiến bạn bức bối và khó chịu hơn thường lệ. Để giải toả căng thẳng bạn có thể trồng một khu vườn nhỏ hoặc chăm sóc một vài chậu cây cảnh nếu như không gian hạn chế.
Việc hoạt động tay chân vừa tốt cho tinh thần lại vừa tốt cho sức khoẻ thể chất.
3. Làm vệ sinh răng miệng thường xuyên
Sức khoẻ có thể bị giảm sút do vậy bạn nên vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân đều đặn để cải thiện cũng như bảo vệ sức khoẻ.
Nên đánh răng sau khi ăn từ 10 – 13 phút (Ảnh: Internet)
Bạn nên vệ sinh sau khi ăn 10 – 13 phút, ngoài đánh răng thì bạn cần dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và nước súc miệng.
4. Đi ra ngoài để tập thể dục
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch cũng như nâng cao sức đề kháng, chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ của mùa hè.
Bạn có thể lựa chọn một số các hoạt động thể thao ngoài trời như đạp xe đạp, đua thuyền, đi bộ, bơi, cầu lông, tennis,… vừa tốt cho sức khoẻ lại tăng tính gắn kết với gia đình, bạn bè,…
5. Hãy bảo vệ mắt của bạn
Vào mùa hè, khi nhiệt độ lên cao và nắng nóng cũng gay gắt hơn thì vấn đề bảo vệ đôi mắt là vô cùng cần thiết, tránh tiếp xúc trực tiếp với tia UV. Hãy đeo kính râm khi ra ngoài, đặc biệt là vào buổi trưa, khi mặt trời đạt đỉnh nắng.
Đeo kính râm giúp bảo vệ đôi mắt của bạn tốt hơn (Ảnh: Internet)
Ngoài việc ngăn chặn các tia UV thì kính râm cũng giúp bạn tránh xa nguy cơ bị đục thuỷ tinh thể hay sự xuất hiện của các nếp nhăn xung quanh mắt. Để lựa chọn được loại kính phù hợp với mình, hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ.
6. Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh thời gian làm việc thì bạn nên xây dựng một khung thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong ngày. Nghỉ ngơi đúng cách có thể giúp ổn định huyết áp và nhịp tim; đồng thời giảm thiểu căng thẳng mệt mỏi ngăn chặn việc não kích thích sản sinh ra các hormone cortisol khiến bạn dễ mệt mỏi và nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn.
7. Bỏ rượu
Không chỉ riêng mùa hè, uống rượu là một thói quen không tốt cho sức khoẻ, gia tăng các bệnh tim mạch, đường tiêu hoá,… trong đó có ung thư. Vì thế nên bỏ rượu càng sớm càng tốt.
8. Một giấc ngủ ngon
Một giấc ngủ ngon sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, công việc. Để cải thiện giấc ngủ của mình trong những ngày nắng nóng kéo dài, bạn nên có giờ đi ngủ và thức dậy khoa học, đều đặn; không sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh trước khi đi ngủ; không uống rượu bia các chất kích thích trong vòng 3 giờ trước khi bạn định đi ngủ,….
Có thể ngủ ngắn vào buổi trưa trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Theo Anh Dũng – phunuvietnam.vn