*Bài dự thi cuộc thi ” Viết cho con” do Phụ Nữ Ngày Nay tổ chức
- Viết cho con: Nhật ký của mẹ
- Viết cho con: Con trai bé bỏng của mẹ
- Viết cho con; Một ngày lặng ở Bảo Lộc
- Viết cho con: Tháng giêng, niềm vui sinh nhật
- Viết cho con: Viết cho tuổi 18 của con
- Viêt cho con: Thỏ thẻ yêu thương
MS: 103
Họ và tên: Chu Hồng Đông
Địa chỉ: Phòng Quản lý Đầu tư xây dựng – Sở GTVT Thái Nguyên
Viết cho con: Viết cho con bên dòng sông Thạch Hãn
Biết bao điều muốn nói với con tôi,
Khi cùng con đứng bên sông Thạch Hãn…
Thế hệ các con đã không còn bom đạn,
Đến như cha ký ức cũng xa rồi…
Lần giở lại những ngày đau thương đó,
Tiếng cha khóc chào đời lẫn với tiếng bom rơi…
Cũng là lúc ông nội con và bao đồng đội khác
Dâng hiến tuổi hai mươi đẹp nhất cho đời!
Con đã lớn, cha rất mong con hiểu,
Từng tấc đất này gánh nặng máu xương rơi!
Những cái chết gieo mầm cho sự sống.
Những hi sinh cho đất nước đâm chồi…!
Sự yên bình này đắt lắm con ơi!
Xin đừng để rơi vào quên lãng,
Dù phía trước con chặng đường tươi sáng,
Thì cũng bắt đầu từ mất mát, đau thương…!
Đời còn giặc mong các con cảnh giác.
Hãy nghe cha và nhớ kỹ điều này:
Nếu bội bạc, hay lãng quên quá khứ,
Thằng giặc trong người đánh bại các con ngay…!
Tản mạn với các con đôi điều chiều tháng bảy,
Hình như là tôi cẩn thận quá thôi…
Bởi tôi tin con tôi, dòng máu trong huyết quản
Như dòng Thạch Hãn kia chảy mãi muôn đời…
Quảng Trị, chiều 19/7/2014
Xin mượn tâm sự này của anh để nói lên hai tâm sự của tôi: Đó là tâm sự của tôi dành cho nội, người thương binh sau kháng chiến chống Pháp; Là tâm sự của tôi dành cho con gái, cô con gái rượu chưa đầy một tuổi. Vì bài thơ anh viết đã là cầu nối giữa những miền ký ức: Quá khứ và Hiện tại; Chiến tranh và Hòa bình; Hôm nay và Ngày mai.
Quá khứ, đó là những ngày chiến tranh, nội đi bộ đội. “Dâng hiến tuổi hai mươi đẹp nhất cho đời”. Tôi may mắn hơn anh là nội đã trở về sau cuộc chiến. Dù là thương binh nhưng nội vẫn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu. Hiện tại, Đất nước đã trong hòa bình nhưng “Từng tấc đất này gánh nặng máu xương rơi” của bao bao lớp ông cha đi trước, trong đó có một phần xương máu của những người thân, của cha anh, người đã vĩnh viễn nằm lại Nghĩa trang đường 9, của ông nội tôi, người đã để lại một phần sọ não và khả năng nghe tại chiến trường quân khu 8, đồng tháp Mười, Nam bộ.
Chiến tranh đã lùi xa trong quá khứ. Đau thương đã hóa những tình yêu và biến thành hành động dựng xây đất nước trong hòa bình. Nội tôi trở về sau cuộc chiến, hăng say với phong trào xây dựng kinh tế mới ở miền Bắc. Nội di cư từ đồng bằng lên miền núi Lạng Sơn bắt đầu cuộc sống mới. Hòa bình hôm nay, hạnh phúc hôm nay nhưng không thể ngủ quên được khi thế giới này vẫn có những kẻ đang sống theo triết lý “Kẻ mạnh”. Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình phải thật mạnh mẽ. Thế nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa thế nào là kẻ mạnh. Thường người ta chỉ quan niệm rằng kẻ mạnh là kẻ đánh bại được nhiều người, là kẻ có uy quyền áp đảo ngược được người khác, khiến người khác phải sợ hãi. Song thực tế không phải như vậy. Kẻ mạnh là kẻ biết đặt lợi ích của mình, thậm chí hi sinh cả bản thân. Như nhà văn Nam Cao quan niệm : “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình ”….
Thầm cảm ơn sự hy sinh của các bậc ông cha đi trước, luôn căn dặn con mình nâng cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù ngoại bang, xâm lăng trong thời kỳ mới. Thời hòa bình của con nhưng “đời còn giặc”, còn những kẻ tự phong mình là kẻ mạnh, cậy sức mạnh cơ bắp đế lấy “hung tàn” hòng thắng “trí nhân”??? Ba đã đi qua nửa đời người nên ba biết “Dù phía trước con chặng đường tươi sáng,
Thì cũng bắt đầu từ mất mát, đau thương”! Vì thế đừng “bội bạc” với quá khứ con nhé, đừng “bội bạc” với lý tưởng mà thời của cụ, của ông, của cha đã đi con nhé … Làm trái quy luật ấy, “Thằng giặc trong người đánh bại các con ngay”. Dù biết con yêu không bao giờ làm như thế khi mỗi ngày trước bàn thờ tiên tổ con đều bắt gặp tấm bằng ghi “Tổ quốc ghi công”; Khi thấy trên ngực áo ông bao huân huy chương kháng chiến, bao tấm huy hiệu 30, 40, 60, 65 năm tuổi Đảng khi ba biết trong con cũng như ba chảy dòng máu đỏ của người Cộng sản chân chính.
Một chiều hè tháng bẩy, tháng dành để tri ân những người đã nằm xuống hay hy sinh một phần xương máu cho Tổ quốc, làm nên sự trường tồn của Nước CHXHCN Việt Nam, trong ba dâng tràn bao cảm xúc. “Biết bao điều muốn nói với con” nhưng hình như trong ba nghèn nghẹn. Còn nhiều điều ba chưa nói hết nhưng ba tin con đã hiểu một phần. Vì trong con cũng như ba đều chảy một dòng máu Việt, dòng máu được “gieo mầm” từ những hy sinh cho Đất nước trường tồn.
Mời bạn đọc tham gia cuộc thi ” Viết cho con” để chia sẻ yêu thương và đón nhận những phần quà hấp dẫn!