Mùa đông thời tiết khắc nghiệt, trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu nên dễ bị cảm cúm, viêm họng, viêm mũi. Để bé yêu luôn khỏe mạnh mẹ hãy nhớ những điều quan trọng này nhé.
Cảm lạnh
Triệu chứng: Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, trẻ dễ bị cảm lạnh, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, sốt, sợ lạnh và khó chịu toàn thân.
Phòng tránh: Muốn phòng tránh cảm lạnh cho bé mẹ phải mặc đủ quần áo ấm cho bé, khi đi ra ngoài nhớ quàng khăn giữ ấm cổ, đội mũi len, đi tất chân, tất tay, đeo khẩu trang. Bên cạnh đó, không cho bé ăn đồ lạnh đặc biệt nước đá, kem, đồ đông lạnh nên tăng cường cho bé ăn thức ăn giàu dưỡng chất, thức ăn phải ấm nóng. Khi tắm nên tắm bằng nước ấm, hạn chế tắm, tắm ở nơi kín gió, tránh để trẻ ngủ ở nơi có gió lùa thẳng vào.
Sổ mũi, viêm mũi
Triệu chứng: Trẻ bị sổ mũi, viêm mũi thường có các triệu chứng mũi bị ngứa, hắt hơi nhiều, liên tục, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Bệnh nặng trẻ sốt cao trên 39 độ C, nằm li bì, ban đêm quấy khóc. Trẻ sơ sinh còn bị nghẹt mũi, khó thở do thời điểm này bé chưa thở được bằng miệng, nên thường quấy khóc, thở co kéo rút lồng ngực. Mũi xung huyết đỏ vả ứ động nhiều dịch.
Cách xử lý và phòng tranh: Khi trẻ bị viêm mũi mẹ nên dùng nước muối sinh lý, mỗi ngày nhỏ 3-4 lần/ngày. Bên cạnh đó, dùng dụng cụ hút mũi để thông mũi cho bé. Ngoài ra, nên giữ cho phòng ngủ của bé có đủ độ ẩm, có thể đặt máy phun sương trong phòng để tăng độ ẩm phòng ngủ cho bé.
Nếu trẻ sốt cao mẹ nên hạ sốt bằng cách chườm nóng, cho bé uống thuốc hạ sốt dạng bột, nếu để sốt cao quá 39 độ C có thể bị co sốt. Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, có đủ rau xanh, thịt cá, trứng sữa.
Phòng tránh: Muốn phòng tránh sổ mũi nên mặc ấm, giữ ấm cổ và tránh cho bé ngủ, không tắm nơi có gió lùa vào trực tiếp, hạn chế tắm và gội cho bé, mẹ có thể lau người cho bé, mỗi tuần chỉ nên tắm 2-3 lần. Khi đi ra ngoài cho bé đeo khẩu trang, ngồi sau xe để tránh gió xốc thẳng vào mặt bé. Không để quạt xốc thẳng vào mặt bé.
Viêm họng cấp
Triệu chứng: Mùa đông, nhiệt độ xuống không chỉ trẻ em mà người lớn cũng dễ bị viêm họng cấp. Trẻ bị viêm họng cấp thường có các triệu chứng như đau họng khi nuốt, kèm sốt, tiếng khàn. Nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.
Cách điều trị và phòng tránh: Trẻ bị viêm họng cấp phải được điều trị dứt điểm, nên cần phải đưa trẻ đi bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Phòng tránh: Không cho trẻ ăn kem, uống nước đá, ăn đồ lạnh nên cho trẻ ăn uống nước ấm. Khi đi ra ngoài giữ ấm cổ cho bé. Bên cạnh đó, tối ngủ mẹ nhớ đắp chăn, nhớ lau mồ hôi ở cổ vì trẻ dễ ra mồ hồi dù trời lạnh. Nếu mô hôi ngấm vào trong bé sẽ dễ bị cảm lạnh, viêm họng.
Bệnh suyễn, hen phế quản
Triệu chứng: Trẻ bị hen phế quản có các triệu chứng khó thở, thở kéo dài, cánh mũi phập phồng, co kéo lồng ngực, tiếng thở khò khè, môi tím.
Cách điều trị và phòng tránh: Nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa hô hấp, để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đối phó khi trẻ lên cơn hen: Khi trẻ lên cơn hen mẹ nên dùng thuốc dạng xịt để thông mũi cho bé ngay.
Cách phòng tránh:
– Không cho trẻ tiếp xúc với chó mèo trẻ dễ bị dị ứng lông thú.
– Tránh mua quần áo, chăn của bé làm bằng chất liệu lông thú.
– Không để các loại hóa chất nặng mùi trong nhà sẽ khiến trẻ khó thở, lên cơn hen.
– Không dùng các loại nước xịt như nước xịt phòng, bình xịt muỗi, gián, côn trùng.
– Không cho bé tiếp xúc với mùi nhanh trẻ sẽ khó thở.
– Phòng ngủ của bé phải dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, không được trải thảm. Không cho trẻ chơi với thú nhồi bông.
Sốt xuất huyết
Triệu chứng bệnh: Bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến vào mùa đông do mưa nhiều, không khí ẩm thấp, muỗi sinh sôi nảy nở truyền bệnh trong cộng động. Thường gặp nhất là ở trẻ dưới 10 tuổi. Biểu hiện ban đầu trẻ bị sốt cao, sốt kéo dài từ 39 -40 độ C, từ 1-6 ngày. Xuất huyết dưới da hoặc ở niêm mạc miệng.
Cách điều trị và phòng tránh: Trẻ bị sốt cao nên chườm nóng để hạ sốt đồng thời nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện, nếu để tình trạng kéo dài sẽ nguy hiểm cho bé.
Mùa đông nên giữ ấm cho bé, tránh bị nhiễm cảm, ăn uống đủ dưỡng chất, giữ vệ sinh răng miệng, không nên cho trẻ ngoáy mũi, mút tay để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi đi vệ sinh về, trước khi ăn cả mẹ và bé.
Hạ Vi (Phụ Nữ Ngày Nay)