Trẻ bị tiểu chảy nên ăn và kiêng gì để mau phục hồi?

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé yêu mau hết bệnh và chóng hồi phục sức khỏe. Vậy khi bé bị tiêu chảy mẹ nên cho bé ăn gì và kiêng gì thì tốt?

Nên cho bé ăn những gì?

Bù nước cho trẻ

Trẻ bị tiêu chảy thường bị mất nước vì thế mẹ phải cho bé uống nhiều nước và bù điện giải để phòng tránh mất nước. Bác sĩ chỉ định sử dụng Oresol dạng bột để pha cho trẻ uống sau mỗi lần đi ngoài theo liều lượng như sau:

uong nuoc

Cho trẻ uống nhiều nước để bù mất nước. (Ảnh minh họa)

– Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml.

– Trẻ từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml.

– Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu.

Lưu ý: Dùng nước sôi để nguội pha đúng liều lượng và cho bé uống hết trong ngày, không để nước sang ngày hôm sau. Sau 24 giờ pha bình nước mới cho bé uống.

Ngoài oresol mẹ cũng có thể cho bé uống các loại nước khác thay thế như:

Nước cháo muối: Nấu cháo trắng, cho vào nhúm muỗi, khi cháo nhừ lọc qua rây, bỏ bã lấy nước cho bé uống dần trong ngày.

Nước gạo rang muối: Lấy khoảng 50g gạo, rang vàng cho 6 bát nước vào đun cho gạo nhừ, cho thêm 1 thìa cà phê muối vào, chắt lấy nước cho bé uống trong ngày.

Nước muối hồng xiêm: Lấy 5 quả hồng xiêm hoặc chuối xanh xay nhuyễn rồi cho 1 lít nước vào đun sôi, nước nguội cho một thìa cà phê muối vào cho bé uống trong ngày.

Nước cà rốt muối: lấy 500g cà rốt, 1 thìa muối ăn, 8 thìa cà phê đường, nấu chín cà rốt dùng máy xay xay nhừ, cho thêm nhúm muối đun sôi lại, chia đều cho trẻ dùng nhiều bữa trong ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn mẹ vẫn duy trì cho bé bú nhưng tăng số cữ bú trong ngày. Người mẹ chú ý chế độ dinh dưỡng tránh món cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Vì mẹ ăn gì con ăn nấy mà. Bên cạnh đó, mẹ phải uống nhiều nước.

tre dau bung

Trẻ bị tiêu chảy nên cho ăn uống đầy đủ để tránh suy dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Trẻ 6 tháng tuổi: Với trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ vẫn duy trì cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bên cạnh đó, cho bé uống thêm nước, nước bù điện giải. Thực đơn dinh dưỡng nên thêm vào những món như thịt, rau củ, cà rốt.

Lưu ý: Thức ăn cho bé bị tiêu chảy nên ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh để giảm nguy cơ bội nhiễm. Ngoài ra, cũng nên cho bé ăn thêm các loại trái cây như cam, chuối, đu đủ để tăng lượng kali cho bé.


Số lượng thức ăn: 
Trẻ bị tiêu chảy ngoài nguy cơ bị mất nước, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nếu ăn uống không đủ chất và số lưỡng bữa ăn. Với trẻ nhỏ nên duy trì 6 bữa/ngày, trẻ lớn hơn nên tăng thêm một bữa so với chế độ ăn hàng ngày, nên duy trì trong vòng 1 tháng.

Lưu ý:– Trẻ bị tiêu chảy khi ăn dễ bị nôn, nếu gặp tình trạng này nên chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt.

– Nên thay thế sữa bò bằng sữa đậu nành, sữa bắp hoặc ăn sữa chua thay thế.

– Sau 5 ngày trẻ ngừng tiêu chảy mẹ quay về chế độ ăn bình thường cho bé.

Nên kiêng ăn những gì?

– Tránh dùng các loại nước có ga, nước uống đóng chai có nhiều đường công nghiệp.

– Nên tránh những thực phẩm cay, thức ăn nhiều dầu mỡ, nóng. Bên cạnh đó, phải kiêng thực phẩm giàu chất xơ, ít chất dinh dưỡng nư bột nguyên hạt: ngô, đậu, đỗ khó tiêu.

– Bánh kẹo nhiều đường

– Những thực phẩm chế biến sẵn như: thịt xông khói, xúc xích, pate…

thit xong khoi

Không cho trẻ ăn thịt xông khói. (Ảnh minh họa)

Phòng tránh tiêu chảy cho trẻ

– Viện dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và khuyên nên kéo dài cho đến khi trẻ tròn 24 tháng tuổi càng tốt. Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp trẻ phòng tránh tiêu chảy và các bệnh ốm vặt khác.

nuoi con bang sua me

Nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. (Ảnh minh họa)

– Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ. Chọn thực phẩm sạch, tươi tránh thực phẩm nhiều hóa chất, hư hỏng.

– Trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và cho trẻ ăn mẹ nên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn.

– Tiêm phòng cho trẻ theo đúng quy định của Bộ Y tế.

– Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, môi khô, bơ phờ nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Nếu kéo dài có thể nguy hại cho sức khỏe của con.

Bình Nguyên (Tổng hợp)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN