Những câu chuyện ngắn này nói về cách một người cha nuôi dạy con trai biết phải trái, để cậu bé có thể lớn lên trở thành một người tốt.
Các nhà nghiên cứu Phật giáo đã chỉ ra sự hình thành và phát triển nhân cách con người diễn ra có tính quy luật theo từng lứa tuổi, bắt đầu từ khi thọ thai cho đến trưởng thành.
Vì thế, giáo dục bao giờ cũng hướng vào con người cụ thể với những đặc điểm tâm lý riêng về lứa tuổi, giới tính… và những đặc trưng độc đáo trong nhân cách. Do đó, giáo dục phải xuất phát từ những đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng để đề ra các nội dung, cách thức phù hợp. Cụ thể là Phật giáo chủ trương giáo dục từ trong thai nhi cho đến khi lọt lòng, lớn lên và cả trưởng thành sau này mà có từng nội dung giáo dục, phương thức giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Theo Phật giáo, cuộc sống là một dòng chảy không ngừng. Vì vậy, sự ổn định của đời người không bao giờ đến từ hoàn cảnh bên ngoài. Thay vào đó, chúng ta có thể chọn cách trau dồi để có một tâm trí ổn định.
Phật giáo khuyến khích tất cả mọi người đón nhận và đối diện với tất cả bằng thái độ bình thản. Có nghĩa là, mỗi chúng ta có quyền lực trong việc chấp nhận mọi việc đến với chính mình như thế nào. Bố mẹ có thể dạy conđiều này bằng cách làm gương. Thiền định cũng là một trong những cách để có được tâm trí tĩnh lặng và ổn định.
Ảnh minh họa
Theo quan niệm Phật giáo, mọi thứ là vô thường, hãy mở rộng cửa để đón nhận những khái niệm về vô thường vào trong cuộc đời của mình; bởi lẽ, chúng ta sẽ không thể nào trốn tránh được nó.
Không phải nói đến cái chết là đụng chạm đến chuyện xui rủi, mà cái chết là một phần của sự sống. Tất cả các sinh vật đều sống rồi chết, đó chỉ đơn giản là chu kỳ tự nhiên của sự sống. Chúng ta nên dạy con điều đó không có gì đáng sợ cả, bằng cách thừa nhận và chỉ cho con thấy quá trình diễn tiến tự nhiên của sự sống: với những đóa hoa nở rộ rồi héo tàn, những chiếc lá xanh rồi vàng, rơi vào mùa thu, khô lại rồi mục rữa dưới gốc cây…
Đừng trút sự giận dữ của mình lên những người khác
Một hôm cậu con trai ba tuổi của tôi bắt đầu khóc mà không có lý do chính đáng. Tôi đã hỏi: ”Con đang khó chịu à?”
“Không ạ” cậu bé trả lời.
“Vậy sao con lại khóc? À, cha không phiền nếu con khóc đâu, nhưng cha sẽ chỉ cho con một nơi thích hợp để khóc, như vậy con sẽ không làm ảnh hưởng tới người khác. Sau khi con cảm thấy mình đã khóc đủ thì con có thể ra ngoài.”
Tôi để bé ở trong phòng tắm. Hai phút sau, con trai tôi gõ cửa và nói: “Con khóc đủ rồi.” Thằng bé được phép ra khỏi phòng sau đó.
Giờ đây khi đã 18 tuổi, cậu bé ngày nào đã không còn sử dụng những cảm xúc của mình để lôi kéo sự chú ý của người khác và trút sự giận dữ của mình lên mọi người.
Kiểm soát những ham thích
Khi con trai tôi lên 6, chúng tôi cùng đi bộ đến quán McDonalds sau giờ học.
“Bố ơi, McDonalds!” bé nói. “Ah, McDonalds! Con muốn tìm thứ gì đó để ăn ở đây, phải không? Con trai à, khi con muốn thứ gì đó, con ra ngoài và lấy nó, điều đó rất dễ dàng. Bất kỳ ai cũng có thể làm được điều đó. Nhưng nếu con có thể kiểm soát những ham thích của mình và không mua nó, lúc đó, con là một anh hùng. Con muốn trở thành một người bình thường hay một anh hùng?”
Con trai tôi trả lời: “Một anh hùng ạ.”
“Con chắc chắn điều đó, đúng chứ con trai?” tôi hỏi.
“Bố ơi, con thật sự muốn làm một anh hùng,” bé nói.
“Được thôi, anh hùng, hãy trở về nhà nào!” tôi đáp.
Kể từ đó về sau, cậu bé đã học được cách kiểm soát những ham thích của mình, và không sa vào cám dỗ.
Là một người lịch thiệp
Khi được 9 tuổi, con trai tôi bị trượt môn toán lớp 4 và trở nên thất vọng. “Làm sao thế con? Sao con để trượt bài kiểm tra môn toán.”
“Bởi vì con ghét giáo viên môn toán, lớp học của cô ấy chán ngắt.”
“Ồ thật sao, bố muốn biết thêm một chút.” Tôi rất hứng thú.
Bé nói rất nhiều, nhưng chỉ để nhấn mạnh rằng cô giáo không thích bé.
“Ừ bố hiểu rồi. Khi ai đó thích con, con sẽ thích cô ấy; khi cô ấy không thích con, con sẽ ghét cô ấy. Vậy con là người chủ động hay bị động?”
“Người bị động ạ!” con tôi đáp.
“Vậy con là người mạnh mẽ hay yếu đuối? Một người lịch thiệp hay tầm thường?” Tôi tiếp tục hỏi.
“Con yếu đuối, và là một người tầm thường!” bé trả lời.
“Con muốn trở thành, một quý ông hay một người tầm thường?” tôi hỏi con
“Một quý ông ạ. Bố ơi, giờ thì con biết rồi! Bất kể khi giáo viên thích hay không thích con, con vẫn có thể thích cô ấy, tôn trọng cô ấy và trở thành một người mạnh mẽ.”
Ngày tiếp theo, bé đến trường một cách vui vẻ. Kể từ lúc đó, kỹ năng toán học của cậu đã được cải thiện và cậu đã học được sự khác biệt giữa việc trở thành một quý ông và một người tầm thường.
Theo Khỏe & Đẹp