Mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản, trang trọng

Năm nào cũng vậy, cứ cách Rằm tháng 7 một vài ngày, mình lại tranh thủ chuẩn bị một mâm cơm chay đơn giản thắp hương, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên, cầu mong những điều an lành và may mắn đến với mọi người.

Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Trong ngày rằm tháng 7, hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân, người Việt lại làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát. Có hai cách làm cơm cúng rằm tháng 7: một là các món chay; hai là mâm cơm mặn để cúng. Tuy nhiên hiện nay, khá ít người làm món chay để cúng. Trong phạm vi bài viết này, sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm những món cần có trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7.

1.Xôi đậu xanh bở mềm, thơm nức mũi

Trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 xôi là món không thể thiếu. Món xôi đậu xanh thường được nhiều bà nội trợ lựa chọn.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản, trang trọngNguyên liệu :
– Gạo nếp cái hoa vàng: 500g (hoặc nếp nương)
– Đậu xanh: 400g
– Nước cốt dừa
– Gia vị: muối, đường.
Cách làm:
Bước 1: Ngâm đỗ xanh vao trong nước khoảng 5 tiếng (đỗ xanh đã bỏ vỏ). Gạo cũng ngâm nước từ 6-8 tiếng. Khi đã ngâm đỗ và gạo đủ tiếng thì cho 2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê đường vào trội đều rồi cho lên nồi đồ xôi.
Bước 2: Sau 10 phút đun sôi thì đảo lên đều và tiếp tục đun đến khi xôi chín mềm. Khi sôi chín gần vớt ra thì cho 3 thìa cà phê nước cốt dừa vào và đảo đều tay rồi cho ra đĩa.

2. Gà luộc hấp dẫn, vàng ươm

Trong bất cứ mâm cỗ mặn nào, gà luộc là món không thể thiếu, trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 cũng vậy.  Người ta chọn mua những con gà sống với cái mào đỏ rực, đem về làm sạch rồi luộc chín, quết thêm thứ mỡ gà vàng ươm cho mình gà căng bóng.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản, trang trọngĐể luộc gà, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:
– 1 con gà (có thể chọn gà ta hoặc gà Tam Hoàng).
– 1 củ gừng
– 3 củ hành tím
– 5-7 lá chanh
– 5g muối
– 1 củ nghệ
– Mỡ gà
– Nồi to
Cách luộc gà ngon
– Đặt gà vào nồi cho 1 thìa muối vào hòa với nước, đập dập gừng và cắt đôi hành tím ra rồi cho vào nước rồi đun thịt gà lửa to trong vòng 5 – 10 phút, đến khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ để nước luộc sôi liu riu cho chín ở bên trong mình gà. Không nên để sôi sùng sục để tránh làm rách da gà. Đến khi gà sôi vừa, mình vặn nhỏ lửa lại nhé!
– Trong lúc đợi thịt gà sôi, chúng mình làm sốt nghệ để phết lên da gà nhé! Đập dập 1 củ nghệ. Cho mỡ gà vào chảo nhỏ rồi rán lên cho đến khi mỡ bắt đầu chảy ra. Cho nghệ vào mỡ gà rồi tiếp tục rán cho đến khi được hỗn hợp màu vàng đẹp mắt.
– Tiếp tục đun khoảng 15 phút rồi tắt bếp và ngâm gà trong nồi thêm 30′ nữa.
– Sau khi luộc chín, mình nhấc gà ra rồi nhúng ngay vào chậu nước sạch để nguội có đá – Dùng hỗn hợp mỡ gà và nghệ bôi đều lên da gà để có màu vàng ươm đẹp mắt. Nhiều gia đình để nguyên con gà đã luộc, nhồi lòng mề luộc vào trong bụng gà để cúng Rằm.

3. Miến nấu lòng gà dai dai

Sau khi luộc gà xong, bạn tận dụng phần nước luộc gà ngọt lừ, cùng phần lòng mề bổ dưỡng để nấu miến nhé! Món miến lòng gà với sợi miến dai dai, sần sật, lòng gà thơm lừng, nước dùng ngọt tự nhiên khiến cho bất cứ ai thưởng thức cũng thấy ngon miệng.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản, trang trọngChuẩn bị như sau:
– Lòng mề gà (có thể thêm buồng trứng non nếu có)
– Nước dùng xương ninh từ xương gà hoặc xương lợn (lượng nước đủ dùng)
– Miến dong
– Mộc nhĩ, nấm hương
– Hành khô, hành tươi, rau mùi, rau răm…
– Gia vị muối, mỳ chính.
Cách nấu miến lòng gà:
– Miến dong đem ngâm với nước cho nở, rồi cắt ngắn. Mộc nhĩ, nấm hương bạn cũng ngâm cho nở rồi rửa sạch, cắt chân nấm và mộc nhĩ rồi thái nhỏ. Các loại hành lá, mùi, rau ram bạn nhặt sạch, loại bỏ lá úa, héo rồi rửa sạch, thái nhỏ.
– Lòng mề gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với 1 chút gia vị cho ngấm.
– Bắc nồi lên bếp, bạn đổ chút dầu ăn vào nồi rồi cho lòng mề gà đã ướp vào xào cùng với mộc nhĩ nấm hương cho chín.
– Nước dùng gà đun sôi, nêm nếm gia vị vừa miệng ăn, thả miến vào trần và vớt ra bát.
Bạn không nên để miến trần lâu quá, miến sẽ bị nở quá trở nên nhão và bủn sợi nhé! Sau đó bạn bày lòng gà xào lên trên cùng với hành dăm, đổ nước dùng vào bát miến và đặt lên mâm cỗ để cúng tổ tiên. Khi cúng xong, bạn có thể hâm nóng lại miến và thưởng thức nhé!

4. Món nem rán nóng giòn

Nem rán là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp rằm, lễ Tết. Nem rán từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc. Không chỉ trong dịp lễ Tết, ngay cả cuộc sống đời thường nhiều gia đình vẫn thường rán nem để đổi bữa.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản, trang trọng

Nguyên liệu hay sử dụng để làm nem rán:
– 500g thịt sấn vai xay
– 1 củ hành tây
– 1 củ đậu, 1 củ cà rốt
– Hành tươi, rau mùi
– 10 tai mộc nhĩ, 10 cái nấm hương, 1 quả trứng gà
– 30g miến khô
– Gia vị, hạt tiêu
– Bánh đa nem
Cách làm nem rán giòn ngon:
 Thịt lợn sấn mua về băm nhỏ, hành tây thái nhỏ, cà rốt thái sợi hoặc thái hạt lựu thật bé. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước nóng, bỏ chân, rửa sạch lại rồi thái sợi bé.
– Miến ngâm nước ấm cho mềm ra rồi dùng kéo cắt nhỏ. Tất cả những nguyên liệu này được dùng để trộn với nhau làm nhân nem. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ phần lá hành.
– Phần củ còn lại bạn đập dập, bằm nhỏ. Cho hành lá vào trộn cùng nguyên liệu làm nem sẽ giúp món nem ngon hơn. Hành tây lột vỏ, thái mỏng rồi bằm nhỏ. Củ đậu và cà rốt bào sợi. Rau mùi thái nhỏ. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, bằm nhỏ. Miến ngâm nở, cắt ngắn.
Trộn đều các loại nguyên liệu đã băm với gia vị, hạt tiêu vừa khẩu vị, ta đã có nhân nem. Để món nem rán ngon, bạn uớp nhân nem trong vòng 5-7 phút cho ngấm đều.
– Đập trứng vào, trộn đều. Nhớ cho một quả trứng trước, sau khi đảo đều nhân nem, nếu thấy nhân khô có thể cho thêm quả nữa, tuy nhiên không nên cho trứng quá nhiều khiến nhân bị ướt, khó quấn thành nem.
Pha 1 thìa giấm, 1 thìa đường với chút nước lọc dùng để nhúng bánh đa nem trước khi gói. Công đoạn này sẽ giúp bánh đa mềm ra, khi rán nem giúp nem giòn và vàng hơn.
– Trải bánh đa nem ra mặt phẳng, múc 1 thìa nhân nem vào khoảng 1/3 diện tích tấm bánh đa nem. Gấp 2 mép bánh lại và cuộn kín. Quá trình này bạn không cần cuộn quá chặt tay vì nhân có độ nở, nếu cuộn chặt tay khi rán nem dễ bị bục.
Làm nóng dầu trong chảo, cho nem vào rán ngập dầu hoặc rán bằng chiều cao nửa miếng nem rồi tiến hành lật. Rán đến khi nem vàng, giòn là được.
Trong khi đợi nem rán chín, bạn có thể tranh thủ pha nước chấm nem. Người miền Bắc quen ăn nem với nước chấm chua ngọt, món nem có ngon hay không phụ thuộc phần nhiều vào nước chấm. Chính vì vậy, các bạn cần khéo léo khi pha.

5. Đĩa giò lụa mềm thơm

Trong mâm cỗ truyền thống, ai ai cũng không thể quên đặt 1 đĩa giò lụa được tỉa khéo léo hoặc xếp thật ngay ngắn, giản đơn bên các món gà luộc, đĩa xôi. Đĩa giò, đĩa chả luôn giữ vị trí mỹ vị và đã trở thành món ăn không thể thiếu nhất là trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản, trang trọngChuẩn bị nguyên liệu làm giò lụa như sau:
– Thịt đùi heo (lợn): 1 kg
– Bột năng: 30g, bột nở 5g
– Mỡ heo: 100g
– Lá chuối tiêu: Chiều ngang khoảng 40cm, dây lạt
– Nước mắm: 2 muỗng canh
– Đường, muối : 1/4 muỗng cà phê
Cách làm giò lụa:
– Thịt chân giò lọc bỏ hết phần gân bên ngoài, rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó bạn xắt thịt thành từng miếng nhỏ. Phần mỡ cũng cắt thành từng miếng nhỏ. Có phần mỡ này, giò lụa sẽ không bị khô mà lại thêm mùi thơm, hương béo ngậy nữa.
– Cho thịt vào cối giã, khi giã thịt, bạn nhớ cho 2 muỗng canh nước mắm ra chén, khi giã thịt thì bạn hãy lấy chày nhúng qua nước mắm và cho vào để giã thịt. Mục đích để thịt được đều gia vị hơn, mắm cũng khiến cho món giò của bạn có hương vị đậm đà tự nhiên. Các bạn giã thịt cùng với phần mỡ, phần bột nở và bột năng nhé. Khi giã thịt được 50% nhuyễn thì cho tiêu hạt, muối và đường vào cối và tiếp tục giã cho đến khi thịt nhuyễn và bám xung quanh cối, thì bạn có thể ngưng giã.
– Dùng lá chuối gói giò lụa là chuẩn nhất,  vì giò lụa có ngon cũng là do có mùi thơm của lá chuối khi hấp quện lại. Hơ là chuối trêhơi nước để lá chuối được mềm hơn, sau đó dùng khăn sạch lau khô nước trên lá. Bạn nhặt khoảng 2-3 lá ra, cắt thành từng miếng có chiều ngang khoảng 15cm để gói 2 đầu chả lụa.
–  Xếp 2 lá chuối cạnh mép nhau sao cho theo mắt nhìn của bạn là chiều dọc, sau đó xếp tiếp 2 lá chuối còn lại chồng lên 2 lá chuối trước sao cho theo mắt nhìn của bạn là chiều ngang.
– Cho thịt vừa mới được giã xong vào giừa lá chuối, dùng tay quấn tròn lá lại. Bạn có thể dùng dây giữ lại ở giữa nếu tay bạn giữ bị yếu. Tiếp tục làm kín 2 đầu còn lại, bạn gấp 1 đầu lá chuối lại rồi dựng chả lụa dọc lên. Sau đó, bạn gấp lá chuối lại, lấy 2 miếng lá chuối cắt nhỏ ở bước 5 phủ hình chữ thập lên rồi dùng lạt buộc lại. Làm tương tự cho đầu bên kia, sau đó bạn buộc thêm 2 lạt ở giữa nữa để chả lụa thêm chặt.
– Cho giò vào hấp khoảng 1 giờ và đậy kín nắp. Khi giò chín thì lấy giò ra và để nguội tự nhiên. Để biết được giò đã chín chưa, bạn có thể chọc 1 cây tăm nhỏ vào khoanh giò, nếu tăm còn dính thịt hoặc có nước tiết ra tức là giò chưa chín nhé! Để thêm một lúc nữa cho giò chín hẳn này.
– Bạn cứ để giò nguội tự nhiên. Lúc mới hấp xong, giò căng tròn lên, nẩy như quả bóng, chỉ một lúc sau, giò trở về hình dáng của khoanh giò truyền thống.

6. Nộm gà xé phay giòn mát

Với cách làm nộm gà xé phay ngon, bạn sẽ có ngay món ngon đặt trên mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 cho gia đình.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản, trang trọng
Chuẩn bị nguyên liệu làm nộm gà:
– 1 con gà khoảng 1kg – 1,2kg
– 1/4 bắp cải, 1 củ hành tây
– Rau răm thái nhỏ
– 1 ít đậu phụng rang vàng
– 2 trái ớt sừng thái hạt lựu nhỏ (loại ớt này không cay nhưng ăn rất giòn)
– 2 trái ớt nhỏ băm, 2 tép tỏi băm
– 3 muỗng canh nước mắm, 2,5 muỗng canh đường
– Nước cốt 1 quả chanh
Cách làm nộm gà xé phay:
–  Gà mua về làm sạch. Sau đó bạn cho gà vào luộc. Bạn đổ nước lạnh xâm xấp ngập con gà, sau đó cho vào nước 1 thìa muối cùng mấy lát gừng và củ hành tím đã đập dập.
–  Đun thịt gà lửa to trong vòng 5 – 10 phút, đến khi nước sôi, không nên để sôi sùng sục để tránh làm rách da gà. Sau đó bạn vặn lửa nhỏ và đun gà trong khoảng 20 phút nữa. Tắt bếp và ngâm gà trong nồi khoảng 30 phút nữa mới vớt gà ra nhé! Cách luộc gà này sẽ giúp thịt gà thơm ngon, dai dai rất thích.
– Bắp cải thái sợi thật nhỏ. Hành tây thái mỏng cho vào chén có pha 2 muỗng canh giấm + 1 muỗng canh đường + 1/2 muỗng cà phê muối. Trộn đều, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào trộn gỏi thì mới lấy ra. Nếu sợ thái hành tây bị cay mắt, bạn có thể nhai kẹo cao su trong lúc thái hoặc để hành tây vào tủ lạnh khoảng 30 phút rồi lấy ra thái sẽ hết cay mắt nhé!
– Pha hỗn hợp trộn gỏi gà xé phay như sau: 3 muỗng nước mắm + 2 muỗng nước cốt chanh + 2.5 muỗng đường cho vào chén hoà tan, sau đó cho ớt sừng + ớt băm + tỏi băm vào trộn đều. Cách pha hỗn hợp trộn gỏi này sẽ có hương vị chua chua ngọt ngọt, rất dễ ăn cho món gà xé phay.
– Gà luộc xong, bạn để nguội rồi xé thịt gà thành những miếng nhỏ theo thớ. Bạn nên xé to miếng gà một chút, nếu xé quá nhỏ sẽ không cảm nhận thấy vị ngon ngọt của thịt gà khi thưởng thức.
– Sau đó bạn cho gà đã xé phay cho vào âu cùng bắp cải, hành tây trộn đều. Cuối cùng bạn rưới hỗn hợp nước mắm pha trộn đều. Sau đó mới cho rau răm + đậu phụng trộn lại lần nữa là xong. Bạn nhớ nếm lại cho vừa khẩu vị với gia đình nhé!

7. Món tráng miệng: Bát chè sen long nhãn thanh lọc cơ thể

Nhãn đang vào mùa, bạn hãy nấu món chè sen long nhãn thơm mát để dâng cúng tổ tiên nhé! Chắc chắn hương vị mát lành của bát chè sen long nhãn không chỉ khiến mâm cỗ gia đình thêm thanh tịnh mà còn giúp gia đình giải nhiệt trong những ngày nắng nóng nhé!

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản, trang trọngNguyên liệu:
– 0.5kg nhãn tươi
– 2 lạng hạt sen
– Nước, đường: vừa miệng ăn
Cách nấu chè hạt sen long nhãn:
– Nhãn bóc vỏ, bỏ hạt. Bạn bóc cẩn thận tránh làm rách thịt quả nhãn nhé!
– Hạt sen rửa sạch, bỏ tâm sen và lớp vỏ lụa rồi cho vào nồi cùng nước sạch, ninh cho chín.
– Khi hạt sen chín, bạn cho từng hạt sen vào giữa thịt quả nhãn đã bóc.
– Làm cho đến khi hết hạt sen hoặc nhãn, phần còn lại bạn để lại trong nồi. Nêm nếm lượng đường cho vừa miệng.
– Thả toàn bộ hạt sen long nhãn vào nồi, đun sôi lại rồi tắt bếp. Để chè nguội.
– Múc chè ra bát, thêm đá hoặc ăn khi chè nguội đều được. Chè hạt sen long nhãn là món ẩm thực tinh tế và thanh tao của người Việt.
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn đảm đang chuẩn bị một mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 món ăn ngon cho gia đình nhé!

Tổng hợp

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN