Nhiều người bảo cả anh và chị dại mới “đâm đầu vào cái máng lợn cũ”, nhưng hơn bao giờ hết, họ hiểu được cái giá của sự sum vầy. Chỉ một chút ích kỷ của hai người mà các con gánh bao nỗi khổ: đứa xa mẹ, đứa nhớ bố, hai chị em không được chơi cùng nhau…
- Chồng lén lút nói xấu vợ với chị dâu
- Giận nhau vì vợ không tôn trọng mẹ chồng
- Giọt nước mắt muộn màng của người vợ hỗn láo với mẹ chồng
Ảnh minh họa.
Cái lý của sự ra đi
“Ừ thì buông tay” – Chị đã dặn lòng mình không khóc, nhưng những giọt nước mắt vẫn lăn tròn trên gò má. Hôm nay tòa xử ly hôn, chị không muốn cho các con có mặt. Ngay cả con gái lớn – đã đủ tuổi để được hỏi: “Con muốn ở với ai?”. Thực sự chị không muốn nói với các con về sự chia ly này. Cho tới tối qua, khi sắp đồ đạc vào vali cho con gái, chị vẫn cố thuyết phục rằng: “Con với ba chịu khó sang bà nội ở ít hôm. Mẹ và em phải đi ra nước ngoài vài năm, khi nào về, mẹ lại đón con nhé. Mẹ sẽ thường xuyên gọi điện cho con”… Anh ở ngoài, lặng lẽ nhìn hai mẹ con dặn dò nhau, những giọt nước mắt nuốt vào trong, nghẹn đắng. Lỗi của anh và sự khắt khe của chị không thể thay đổi.
Còn nhớ hồi yêu, chị bảo ghét nhất là sự phản bội. Ngay cả khi cưới nhau rồi, chị vẫn hay nói: “Nếu anh hoặc em, chỉ cần một người có bồ, thì người kia sẽ tự động xách túi ra đi. Con cái, nhà cửa, tiền bạc để lại”.
Ai cũng nghĩ mình sẽ không thay lòng đổi dạ, bởi họ tin vào tình yêu mãnh liệt suốt bốn năm đại học và hai đứa con ngoan, đẹp như tranh vẽ. Anh vẫn hay thì thầm vào tai vợ: “Em mãi là người phụ nữ mà anh yêu nhất”. Với chị, anh là người đàn ông hấp dẫn, mạnh mẽ và duy nhất. Thế nhưng, chẳng ai học được chữ ngờ. Cái ngày cô bạn gọi điện báo: “Vừa gặp chồng mày ở quán X. Tình cảm với một em trẻ đẹp, chân dài lắm. Hắn không nhìn thấy tao…”, chị ngã lảo đảo. Chị biết, anh là người của công chúng, được nhiều người hâm mộ là chuyện bình thường. Không ngoại trừ mấy cô gái mạnh dạn, trêu anh cũng nên.
Dù thế nào, việc tái hôn với chính “người xưa” cũng là chuyện “hỷ”, một gia đình trở lại vẹn nguyên, không phải “vá nối” để xảy ra những chuyện như “cha dượng, mẹ kế”, hoặc sự cô độc nuôi con của những người không đi bước nữa. Hơn bao giờ hết, họ biết quý trọng nhau, biết nhường nhịn hơn. Họ đã phải trả giá cho những ngày xa nhau và đã biết “sợ” sự chia lìa. |
Xâu chuỗi những câu chuyện gần đây, chị thấy anh hay nói về một phóng viên mới vào nghề. Cô này khá thông minh và dí dủm, được phân về ban anh khiến không khí cơ quan vui vẻ hẳn lên. Có hôm chị qua đón anh, chị thoáng thấy anh cùng cô ấy bước ra cổng cơ quan, họ tạm biệt nhau khá vui vẻ. Chị nhíu mày khó hiểu thì anh nói luôn: “Đấy, cô bé đồng nghiệp mới của bọn anh. Đang tính làm mối cho chú Tùng nhà mình”. Chị bĩu môi: “Xùy, làm mối không nên phải đền đạn. Anh chớ dại, người như cô ấy thiếu gì kẻ theo đuổi”. Nói thế, trong lòng chị cũng lo lo.
Cái sự “lo lo” của chị trở thành sự thật khi mà cô bạn lại gọi điện: “Lão chồng mày đâu rồi? Đi công tác địa phương á? Xin bà, bắt taxi đến ngay đây với tôi. Địa chỉ…”. Cuống cuồng gọi điện cho mẹ nhờ đón con, chị đến chỗ cô bạn chỉ. Đứng chờ ngay ngoài cổng, chị thấy “cô bé” ra trước, vẫy xe đi một hồi, anh mới xuất hiện. Trong khi anh đang đi bộ dọc phố thì chị bước ra.
– Em, em làm gì ở đây?, anh lúng búng.
– Em chờ anh từ nãy. Chị không hiểu sao mình có thể bĩnh tĩnh và cứng rắn đến thế. Không một chút biểu cảm, không một giọt nước mắt, chị bỏ anh ở lại…
Lá đơn ly hôn chị ký sẵn. Một mình chị cũng không thể nuôi nổi hai đứa con, đành phải để anh chăm đứa lớn, đứa bé theo mẹ. Các con không biết gì về chuyện cha mẹ chia tay. Chị và anh cùng thỏa thuận cách để các con đỡ tổn thương nhất…
Tái hợp và hạnh phúc
Vắng anh và con gái, căn phòng bỗng như rộng thêm mấy lần. Con trai chơi một mình buồn quá, lúc lúc lại nhằng nhẵng đòi mẹ bế, đòi chị, đòi ba. Chị cũng nhớ con đến quay quắt. Chỉ xa con gần chục cây số mà không thể gặp con và ôm con vào lòng. Chị cũng nhớ anh, trái tim chị vẫn yêu anh nhiều lắm. Chị thèm cảm giác cả nhà quây quần bên nhau, cùng xem hoạt hình và tranh nhau bỏng ngô… Chị dường như mất niềm tin trong cuộc sống. Đôi khi chị ước, giá như mình yêu anh ít đi, để trái tim đỡ đau đớn và có thể tha thứ… Sâu thẳm trong tim mình, chị mong một phép màu để trở về bên anh, để các con hồn nhiên, vui vẻ bên cha mẹ.
Anh, sau lỗi lầm của mình tóc đã bạc đi nhiều. Anh cũng không còn hăng say trong công việc như trước. Thay vì làm quản lý, anh xin về giảng dạy ở một trường đại học. “Để có điều kiện chăm sóc con”, anh bảo vậy. Làm cha, anh cũng xót lòng khi thấy con ngày ngày hỏi mẹ, hỏi em, rồi nó khóc thút thít mỗi khi nghe điện thoại của mẹ. Chị cấm không cho anh được gặp trai út, cái thằng bé kháu khỉnh, cười khanh khách mỗi khi được bố cưỡi nhong nhong khắp nhà. Bạn bè vài lần giới thiệu bạn gái cho anh, nhưng gặp ai về anh cũng bị ám ảnh bởi chuyện cũ. Chỉ vì một lần lạc lối mà cái giá phải trả quá đắt…
Hai năm sau ngày ly hôn, cả anh và chị đều cảm thấy hụt hẫng, đau buồn. Cả hai thật sự thấm thía cảm giác hối tiếc vì nóng vội chia tay nên đã trở về với nhau, quyết tâm xây dựng lại hạnh phúc. Họ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn trong niềm vui của hai bên gia đình.
Theo Gia đình và Trẻ em