Cuộc sống bình dị, yên ả của người dân nơi xóm đường tàu ồn ào, nguy hiểm nhất Hà Nội

Bên trong lòng con phố tưởng như ồn ào, quanh năm inh ỏi tiếng còi tàu ấy là một nhịp sống rất yên bình, chậm rãi. Với họ, những chuyến tàu là hình ảnh quen thuộc và chẳng ai nghĩ, việc sống ngay sát mép đường ray này là một điều gì đó thực sự nguy hiểm.

Giống như một phố huyện không tên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ở Hà Nội cũng có một xóm nhỏ không tên, ăn ra sát mép đường tàu và cuộc sống của người dân nơi đây, ngày ngày gắn liền với ánh sáng, tiếng động cơ xe lửa.

Con phố không tên này được gọi chung chung là “xóm đường tàu”. Nó kéo dài qua nhiều dãy phố, bắt đầu từ phía Ga Hà Nội (đường Trần Quý Cáp) đi qua cây cầu Long Biên lịch sử hướng ra ngoại thành, đến các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Phòng.

Cung đường sắt này chạy dài quanh Hà Nội gần 20km, len qua nhiều dãy phố, khu dân cư nội đô. Ở nhiều đoạn trên xóm đường tàu, khoảng cách từ nhà dân tới đường ray có lẽ chỉ từ 3 đến 5m. Vì thế, đường tàu bỗng biến thành không gian sinh hoạt công cộng, thành đường đi, nơi tụ họp, nấu ăn, làm việc của người dân nơi đây.

6701599eb10713b023cafda01b08d46dcbc69496

Đoạn đường ray này sẽ đi qua cây cầu Long Biên lịch sử.

9636a3f7f17dd95210fd92db526369e135b9239d

Tuyến đường sắt từ Hà Nội đi lên các tỉnh phía Bắc len qua rất nhiều khu dân cư nội đô.

bcbc3d72248e004019a2dafefc76dd34551086c4

Đích đến cuối cùng sẽ dừng ở Lào Cai.

Chứng kiến cảnh những chuyến xe lửa xình xịch chạy đến trông thật chậm rãi song thực sự tốc độ rất nhanh, lao đi ầm ầm như sẵn sàng san bằng mọi thứ xuất hiện trên đường ray, hẳn nhiều người sẽ nghĩ, sống ở xóm đường tàu, nguy hiểm biết bao nhiêu! Nhưng kỳ thực khi đem điều này đi hỏi người dân, họ chỉ cười…

Nguy hiểm chứ, tất nhiên rồi! Nhưng đấy là với những ai chưa sống quen. Người dân ở đây, họ thậm chí đã nhớ chắc chắn giờ giấc tàu chạy đi, về, ngửi thấy, nghe thấy con tàu khi nó còn ở rất xa… thì đương nhiên, đã chẳng còn sợ hãi. Mỗi ngày trôi qua là một ngày họ sống chung, ăn, ngủ cùng những chuyến tàu. Âm thanh, ánh sáng và tất thảy mọi thứ thuộc về những chiếc xe lửa… như đã hóa thân thành một phần không thể thiếu trong đời sống của họ.

5

Người dân vô tư nấu ăn, rửa bát ngay cạnh đường tàu.

6

Từ trẻ nhỏ đến người lớn…

7

.. Đều có thể sải bước bên cạnh hay thậm chí, ngay cả trên đường ray.

8

Vì thực ra, ngồi trong nhà cũng đâu có cách đường tàu chạy được mấy.

Không buồn bã và thiếu ánh sáng như phố huyện không tên trong truyện ngắn của Thạch Lam, song nhịp sống ở xóm đường tàu này vẫn gợi lại một nét gì đó rất xưa cũ, hoài niệm. Những căn nhà nhỏ nghiêng nghiêng theo đường tàu chạy, một vài bếp ăn nấu bằng củi, than, kho chứa đồ… được dọn ra sát mép đường ray… đã khiến khung cảnh nơi đây vừa lộn xộn vừa mang vẻ mộc mạc, bình dị.

Một buổi sáng Hà Nội mưa bão bập bùng, tôi nổi hứng chạy ra đoạn đường xe lửa từ Cửa Nam tới giữa phố Phùng Hưng. Những con tàu vẫn chạy và khi nó vừa qua đi, ngay phía sau, những đứa trẻ vẫn hồn nhiên, thả đôi chân xinh xinh, vui đùa ngay trên chính con đường xe lửa vừa băng qua ấy.

Bà Thảo (Đình Ngang, Hà Nội) chia sẻ: “Tụi nó quen rồi. Thường thì tàu vừa đi cũng chẳng có ngay chuyến kế tiếp nên chúng tôi cứ kệ cho tụi nó chơi thôi. Khi tàu gần đến là có còi báo mà”.

Tương tự, ông Long (một người cao tuổi tại đây) tâm sự: “Chúng tôi quen với những con tàu rồi, chẳng thấy sợ nữa. Lúc tàu đi qua thì mình tránh, xong xuôi rồi lại vô tư đi lại, làm việc trên đường ray thôi”.

0ca82626025880ef0b94924ec574e44b18908e4f

Những bước chân vội vã băng ngang đường tàu ngày mưa gió.

041490ee7524e2605b6d7761adbaa0fa67877a0b

Ngày bão dông, xóm đường tàu vẫn có nét gì đó rất bình yên.

7605c68390f05e63d94d166c57bb2f49730f0c7c

Khi mưa tan, người dân lại bình thản làm việc ngay trên mặt đường ray.

35dffecad54c8567da8b5eb0578f24227494fa84

Hoặc thư thả, rủ nhau bổ mít ăn nhân ngày trời trở mát.

03ce521953ee0bf08eb8dbb798804ea258a1ad9b

Đường tàu trở thành chỗ nghỉ chân…

aa5803669156945315f115e353c5f99322ebbf7f

…Là không gian quý giá để đặt một chiếc bếp than, đun một nồi nước.

19ccd9fdacee3cfc9d7bcd656b81d6a4216b5db5

Hay thậm chí, đủ sức chứa cả một gian bếp nhỏ.

7ed86b3d507c0b6f51cb512f8c50b2da01d3299e

Một góc quen nào đó, như hóa thành kỉ niệm với khung cảnh cũ kĩ như thế này.

Xóm đường tàu này khá nhộn nhịp dù là ban ngày hay ban đêm. Mỗi ngày, có khoảng 10 chuyến tàu chạy qua đây. Chẳng phải nghe ngóng, chờ đón đoàn tàu duy nhất trong ngày vào đêm khuya như chị em Liên trong truyện “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam, ở đây, chuyện nghe thấy tiếng còi tàu là điều hết sức bình thường. Thế nhưng dù đã quen như thế, người dân ở đây vẫn rất vui khi nhìn thấy sự xuất hiện của những chuyến tàu, dù cho họ không hề sống bám vào nó. Con tàu cứ đi theo đúng lịch trình, không ngày nào ngơi nghỉ, còn người dân hai bên đường cứ lặng lẽ, bình thản sống cuộc sống của mình.

ab39777103e2941056878bb817c80b02661209b6

Chẳng ai sợ hãi dù có thể nguy hiểm đang ở ngay phía sau lưng họ.

7830747f3511ca3274868c92c586e3fcf9666bc3

…Không ai sợ, đơn giản vì bao nhiêu năm qua họ đã chung sống với tàu…

8c71ef0a8142eba93732226d0a1e2a987675e1d1

…Từ khi còn rất trẻ, cho đến lúc về già, tiếng tàu là thứ âm thanh quen thuộc.

f3f89fc660f9c817e6670b3c69d7ae6efd8900c0

Bất chợt một sáng mưa dông, nhiều người lại ngồi ngóng những âm thanh huyên náo do tiếng động cơ xe lửa ầm ầm kéo qua.

Lúc ra về, tôi vẫn nghe văng vẳng bên tai tiếng loa phát thanh vọng lại trong trí nhớ lúc đứng ở ga Long Biên: “Kính thưa quý khách đi tàu! Tại cửa bán vé trong phòng đợi, nhà ga chúng tôi đang mở cửa bán vé phục vụ quý khách đi tàu Kép – Bắc Giang – Yên viên… Quý khách ra sân ga chờ tàu đứng cách đường sắt 1,5m để đảm bảo an toàn…”. Nhìn lại phía sau, một hình ảnh vừa thân thuộc, vừa gần kề tử thần lại hiện ra: người dân vô tư bổ mít ăn ngay trên đường ray. Trong thoáng chốc, cảm xúc của tôi chợt lẫn lộn, không biết nên vui hay buồn vì những gì vừa mới đi qua!

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN