Chụp ảnh đời thường nhìn dễ nhưng không dễ!

Không biết từ bao giờ, những khoảnh khắc cuộc sống đời thường đã trở thành cảm hứng và niềm đam mê bất tận cho nhiều nhiếp ảnh gia chuyên hay không chuyên.

Đời thường sẽ chỉ đơn thuần là những tư liệu phản ánh đời sống sinh hoạt thường ngày về vật chất lẫn tinh thần khô khan nếu không được gửi vào đấy một vài cảm xúc nghệ thuật và “tiếng nói” của người cầm máy. Thế nên, nói như Nhà phê bình lý luận nhiếp ảnh Vũ Đức Tân trên Tạp chí Thế Giới Ảnh thì: “Cái khó của người nghệ sĩ khi chụp ảnh đời thường là phải quan sát, cái này không phải ai cũng làm được – đó là nghệ thuật sống khoảnh khắc, sự kiện đó phải được quan sát. Và người nghệ sĩ phải biết chắt lọc và thể hiện quan điểm của mình qua bức ảnh.”

Rất nhiều người đã thành công trong việc chụp ảnh đời thường, một trong số đó là NAG Nguyên Lâm (Phó chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh trẻ Bạc Liêu). Được biết đến như một nhiếp ảnh thường xuyên “phải lòng” những khoảnh khắc bình dị, chân thực của cuộc sống, NAG Nguyên Lâm đã “lặn lội” vào ngay chính cuộc đời của những chủ thể, chứ không đơn thuần là đứng bên ngoài và ghi lại. Cùng xem những “câu chuyện” mà tác giả đã ghi lại được trong quá trình tác nghiệp của mình:

DSC09145

Đâu chỉ là việc phản ảnh chân dung nhân vật, một bức ảnh đời thường thành công là phải thể hiện được cái trăn trở, suy tư và những ẩn giấu tận sâu qua thần thái, ánh mắt hay nét mặt.

Đối với những bức ảnh diễn tả cuộc sống sinh hoạt của người dân thì đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải tinh tế và đầu tư kĩ lưỡng hơn nữa. Ngoài việc cân chỉnh bố cục, điều chỉnh màu sắc thì việc làm bức ảnh trở nên có thần thái và hơi thở là điều cực kỳ quan trọng.

13406743_259761221081870_3173951858825551422_n

_MG_6746

nhung buoc di voi va

13434881_259761304415195_4783926383114615466_n

muoi

IMG_1011

IMG_3988

DSC08782 (1)

NAG Nguyên Lâm chia sẻ: “Những ngày đầu chụp về chủ đề này, tôi từng gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất là khó xác định được cho mình một đề tài. Kế đó là làm sao để truyền đạt được cảm xúc và khoảnh khắc của nhân vật cũng như công việc của họ”

Tóm lại, để có một bức ảnh đời thường thật chất, chúng ta cần phải quan tâm “Mình muốn truyền tải cái gì trong đó” (Nguyên Lâm) và người nghệ sĩ phải có tính phát hiện, phải thể hiện được cái tôi của mình qua bức ảnh, mục đích chụp, bố cục hài hòa, ánh sáng tốt và đặc biệt nội dung phải thể hiện được nội tâm nhân vật. Vốn sống và năng lực triết học là tiêu chí không thể thiếu đối với người nghệ sĩ.” (NSNA Hữu Chỉnh)

Ảnh: Nguyên Lâm

Diên Vĩ (Phụ Nữ Ngày Nay)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn
CHIA SẺ

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN