Có tới 20% sản phụ phải sử dụng phương pháp giục sinh (kích đẻ) để sinh con. Các mẹ bầu hẳn là đều không yên tâm khi được bác sĩ đề nghị phương pháp này.
1. Tại sao phải kích đẻ?
Các mẹ bầu nên hiểu lý do vì sao các bác sĩ sẽ phải đề nghị phương pháp này trong trường hợp cần thiết. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Akua Afriyi- Gray (viện sức khoẻ Loyola), nếu thai kỳ kéo dài quá lâu mà bác sĩ không đề nghị giục sinh sớm hơn, sản phụ dễ gặp các vấn đề sức khoẻ phức tạp.
“Nếu bạn đã sang tới tuần 42 của thai kỳ, bác sĩ sẽ phải đề nghị kích đẻ. Bởi vào lúc này, sẽ có nguy cơ thai lưu, âm đạo khó mở rộng, nhau thai đã trở nên kém hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi và thai nhi dễ bị mắc hội chứng hít phải phân su’’ – PGS.Afriyie-Gray.
2. Khi nào thì cần giục sinh?
Theo Cơ quan Y tế quốc dân Anh, sản phụ chỉ nên cân nhắc phương pháp này từ tuần thứ 40 của thai kỳ, trừ một số lý do y khoa khác.
3. Quy trình thực hiện như thế nào?
Có nhiều phương pháp giục sinh khác nhau. Việc mang thai và chuyển dạ của mỗi phụ nữ cũng khác nhau, phương pháp phù hợp với người này có thể lại không phù hợp với người khác.
Theo nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina, các thai phụ có thể thực hiện trâm cứu để sinh dễ hơn, hoặc tiêm thuốc. Cũng có nhiều trường hợp, chỉ cần làm vỡ nước ối là đã có thể sinh.
4. Độ an toàn của phương pháp này ra sao?
Trước khi có những thủ thuật hiện đại như bây giờ, ngày trước, khi phải giục sinh, bác sĩ dùng phương pháp rạch âm hộ, hoặc rạch vùng đáy chậu (vùng nối giữa âm hộ và hậu môn). Hiện tại thì thủ thuật này rất ít khi được dùng, trừ trường hợp thai quá lớn.
Các bác sĩ sẽ hiểu rất rõ nên dùng thủ thuật nào. Có trường hợp thai phụ sẽ phải dùng thuốc kích thích sinh đẻ, đó là khi thai nằm ngang, sa dây rốn hoặc thai phụ từng phẫu thuật cắt bỏ u, cơ.
5. Có thể tránh giục sinh không?
Thực ra, sự lựa chọn hoàn toàn nằm ở bạn. Tuy nhiên nếu thực sự cần phải kích đẻ cho lợi ích của cả mẹ và bé thì bạn không nên chần chừ. Hãy là một bà mẹ thông minh và tỉnh táo.
Theo Tri thức trẻ