Mẹ bầu cần chuẩn bị gì trước khi sinh mổ?

Trước khi sinh mổ mẹ phải chuẩn bị kỹ càng hơn sinh thường rất nhiều cho dù vì bất cứ lý do nào. Sinh thường đã phải rất kỹ tuy nhiên sinh mổ cần phải cẩn thận hơn, đặc biệt chăm sóc vết mổ sau sinh.

Sinh thường và sinh mổ: Phương pháp nào tốt hơn? Sinh thường và sinh mổ: Phương pháp nào tốt hơn?

Đây là câu hỏi băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Ngày nay rất nhiều mẹ bầu chọn phương pháp sinh mổ thay vì sinh thường theo tự nhiên. Một phần lý do là sợ đau và liên quan đến…

Tâm lý trước khi sinh mổ

Các bà mẹ đừng nghĩ rằng sinh mổ là an toàn tuyệt đối nhé. Sinh mổ cũng sẽ gây áp lực rất lớn đấy vì cứ thử nghĩ xem, chỉ cần một vết thương nhỏ ở ngón tay thôi đã thấy đau rồi, huống chi đây là cả một vết rạch lớn ở phần bụng. Vì vậy, các bà mẹ hãy chuẩn bị tâm lý thật bình tĩnh. Và cũng cần biết rằng, sinh mổ cũng không khác gì sinh thường, sau sinh chị em sẽ thấy xuất hiện sản dịch, đau do co hồi tử cung, chảy máu, đau đớn và mệt mỏi.

Cảm nhận sau khi sinh mổ

Trong thời gian vết mổ được phục hồi, các bà mẹ cần chú ý đến các hoạt động như cúi xuống hoặc đứng lên ngồi xuống. Hầu hết các mẹ đều sẽ bị ngứa ghê gớm trong thời gian vết mổ liền da. Ngoài ra, tình trạng táo bón ở bà mẹ cũng khiến vết mổ thêm đau nhức. Hãy chuẩn bị tinh thần đối mặt với những vấn đề trên nhé.

Tuần lễ đầu sau sinh mổ

Chăm sóc vết mổ

Sau khi sinh mổ, bà mẹ cần được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc với các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung và chăm sóc vết mổ để được an toàn tuyệt đối. Các bà mẹ hãy yên tâm vì những loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa non nên hãy tranh thủ cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt nhé. Trong trường hợp cảm thấy vết mổ quá đau, hãy nói với bác sĩ để được sử dụng những loại thuốc giảm đau an toàn cho sản phụ.

Mẹ bầu cần chuẩn bị gì trước khi sinh mổ?

Vấn đề ăn uống trong tuần lễ đầu

Ngày đầu sau sinh mổ, bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo thịt loãng cho đến khi bạn đánh hơi được mới bắt đầu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa và các loại thức ăn nhanh: phở, hủ tiếu, nui… Sang ngày thứ 2 trở đi, bà mẹ ăn uống bình thường, chú ý ăn nhiều đạm và các thực phẩm có nhiều canxi. Đồng thời uống nhiều nước để có sữa cho bé bú.

Vấn đề đi lại và nghỉ ngơi

Sau sinh, bà mẹ nên dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi. Nên nằm nghiêng sang một bên để tránh bị đau do tử cung co thắt và tránh bị nôn. Khi đã cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn các bà mẹ nên ngồi dậy và tập đi để thông huyết, tránh tình trạng bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch.

8 điều mẹ bầu nên biết về sinh mổ 8 điều mẹ bầu nên biết về sinh mổ

Hầu hết các mẹ đều không có “cái nhìn thiện cảm” đối với việc sinh mổ. Tuy nhiên, sinh mổ không đáng sợ như những gì mẹ nghĩ. Dưới đây là 8 điều sẽ xảy ra sau một ca sinh mổ!

Tuần lễ thứ 2 trở đi sau sinh mổ

Chăm sóc vết mổ

Lúc này các bà mẹ đã được cắt chỉ (trong trường hợp may da bằng chỉ không tiêu). Nhưng hiện nay hầu hết may da bằng chỉ tiêu, bác sĩ thường may kiểu thẩm mỹ kiểu luồn chỉ dưới da nên không phải cắt chỉ, hoặc dán keo sinh học nên cũng không cần cắt chỉ. Hãy làm theo những hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết mổ được an toàn. Thời gian này, các bà mẹ tắm bình thường, tắm bằng nước ấm, không nên tắm nước lạnh và ngâm mình trong bồn tắm. Chú ý vết mổ để hở không cần băng kín và luôn luôn khô thoáng giúp cho mau liền sẹo.

Hiện tượng liền sẹo vết mổ

Liền sẹo vết mổ là một quá trình phức tạp, sự lành sẹo da trải qua 4 giai đoạn chồng lấp nhau: giai đoạn xuất huyết và phản ứng viêm, giai đoạn biểu mô hóa, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo.

Các yếu tố ảnh hưởng lên sự liền sẹo vết mổ

Nhiễm trùng tại chỗ hay nhiễm trùng toàn thân là một trở ngại cho sự lành vết mổ. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp vết mổ mau lành và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hồi phục của vết mổ.

Vai trò vitamin và các yếu tố vi lượng trong sự lành vết mổ sinh

Trong suốt quá trình làm lành vết mổ, các loại vitamin B, C, A, K tham gia trong quá trình tổng sản sinh collagen và đa dạng hóa của các nguyên bào sợi cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Riêng vitamin K, tham gia vào cơ chế cầm máu ở giai đoạn đầu của vết mổ. Ngoài ra các yếu tố vi lượng như: canxi, kẽm, sắt, đồng có vai trò chính trong quá trình lành vết mổ.

Mách bạn bí quyết chuẩn xác để sinh được con trai

Các thành phần chính khâu lành vết mổ

Protein: đây là nguyên liệu chính để tạo tế bào mới, thành phần của mô hạt và các thành phần khác có liên quan đến sự lành vết thương như collagen, fibronectin. Mỗi ngày, cần ăn khoảng 200g các thức ăn cung cấp protein như: thịt, cá, trứng, sữa, đậu. Các chất có liên quan đến việc tạo máu (sắt, acid folic, vitamin B12, chất đạm): máu là phương tiện mang những nguyên liệu cần thiết như protein, oxy đến và đem chất thải ra khỏi khu vực vết mổ.

Một số lưu ý ở giai đoạn lành vết mổ

Tránh hút thuốc lá hay người nhà hút thuốc làm cho các bà mẹ hút thụ động vì đây là nguyên nhân gây co các mạch máu ở ngoại vi, làm giảm sự tưới máu đến vết mổ, giảm lượng ôxy đến mô. Ở những bà mẹ bị rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bệnh lý suy gan, suy thận, các vết mổ rất khó lành. Cần tham khảo ý kiến chuyên viên dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, giúp ổn định cơ thể để vết mổ mau lành, đồng thời không ảnh hưởng xấu đến bệnh lý đang có.

Chăm sóc vết mổ trên những bà mẹ có cơ địa sẹo lồi

Sẹo lồi là những vết sẹo lồi lên khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng phải có thể gây đau, có khi gây ngứa, tồn tại mãi với thời gian. Sẹo lồi tạo nên do sự phát triển quá mức, dày đặc chất collagen ở lớp bì và dưới da trong quá trình hồi phục vết mổ. Sẹo lồi thường không tự giảm mà lại có khuynh hướng phát triển trở lại sau khi bị cắt đi. Sẹo lồi, thường do cơ địa sẹo lồi hoặc do ảnh hưởng di truyền.

Chăm sóc vết mổ trên cơ địa sẹo lồi hết sức kỹ lưỡng, tránh nhiễm trùng, tránh làm căng da quá mức. Thay băng hàng ngày với nước rửa, ngày thứ 3 trở đi có thể để hở da, không cần thay băng.

Theo diendantretho

Xem thêm:

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN