Vì sao nên tránh mang thai sau 1, 2 năm sinh mổ

Hiện nay rất nhiều chị em có nhu cầu “sinh đẻ một thể”, nhưng với các chị em sinh mổ có nên làm điều này?

 Lưu ý mang thai lần 2 sau khi sinh mổ lần 1

Sinh mổ từ lâu đã được nhiều chị em lựa chọn như một phương pháp vượt cạn màu nhiệm giúp giảm đau đớn và nguy hiểm cho ca sinh đẻ…

Thưa bác sĩ, tôi năm nay 29 tuổi vừa sinh mổ cháu đầu tiên được được khoảng 1 tuổi. Tôi muốn đẻ luôn cho tiện chăm sóc với lại tôi khá nhiều tuổi. Nhưng nhiều người khuyên tôi đừng mang thai luôn vì mới sinh mổ thì không thể mang thai với thời gian sát nhau như vậy, nếu cố tình mang thai sẽ dẫn đến tình trạng bục vết mổ. Tôi đang rất hoang mang, không biết như thế có đúng không và khi nào tôi nên mang thai trở lại. Mong bác sĩ tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Thu Hà)

Trả lời:

Thu Hà thân mến!

Ngày nay với sự tiến bộ của y học, khoảng cách giữa các lần sinh đã được rút ngắn. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé, các bà mẹ sinh mổ chỉ nên sinh 2 lần và khoảng thời gian tốt nhất giữa 2 lần sinh là từ sau 2 năm – 5 năm.

Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe người mẹ được đảm bảo an toàn trong lần mang thai kế tiếp. Không khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con trước thời gian kể trên.

Với những phụ nữ sinh mổ lần đầu tiên, nếu do họ nóng vội, hoặc do có con ngoài ý muốn, việc mang thai sớm sau khi sinh mổ sẽ gây ra nhiều nguy cơ. Nguy cơ đầu tiên mà thai phụ gặp đó là nứt vỡ tử cung. Nguy cơ này tăng cao nếu lần mang thai tiếp theo cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng.

Khi sinh mổ lần đầu, vết thương cần một thời gian dài để bình phục, ít nhất là 9 tháng. Nếu trong khoảng thời gian này, người mẹ lại có thai, vết thương có nguy cơ rạn, nứt và xuất huyết rất cao.

Sinh mổ nếu mang thai quá sớm rất nguy hiểm (ảnh minh họa)
Sinh mổ nếu mang thai quá sớm rất nguy hiểm (ảnh minh họa)

Ngoài ra, thai phụ cũng đứng trước nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non. Hơn thế nữa, quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng em bé làm hao tổn sức lực và tinh thần của người mẹ. Việc mang thai lần nữa sẽ khiến họ không đảm bảo sức khoẻ để nuôi dưỡng thai nhi. Sự thiếu hụt đó chính là nguyên nhân gây sinh non, trẻ nhẹ ký, vàng da, thính giác kém, kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất ở trẻ khi lớn lên.

Khi phát hiện mình mang thai trong vòng 1-2 năm sau khi sinh mổ, thai phụ cần đi khám bác sĩ định kỳ để được siêu âm, chẩn đoán sức khỏe thai nhi, tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn. Đồng thời, thai phụ cũng được tư vấn cách giữ gìn sức khỏe cũng như sớm phát hiện các nguy cơ vết mổ bị ảnh hưởng.

8 điều mẹ bầu nên biết về sinh mổ 8 điều mẹ bầu nên biết về sinh mổ

Hầu hết các mẹ đều không có “cái nhìn thiện cảm” đối với việc sinh mổ. Tuy nhiên, sinh mổ không đáng sợ như những gì mẹ nghĩ. Dưới đây là 8 điều sẽ xảy ra sau một ca sinh mổ!

Việc sớm phát hiện các dấu hiệu đe dọa và đến bác sĩ kịp thời sẽ giúp tránh được các diễn biến xấu có thể xảy ra như mẹ bị xuất huyết nặng, nguy cơ phải bỏ thai. Cuối cùng, lời khuyên của bác sĩ dành cho những bà mẹ sau khi sinh mổ, đó là nên chú ý phương pháp ngừa thai sau khi sinh. Lần mang thai tiếp theo nên cách 2 năm và chỉ nên sinh mổ 2 lần là tốt.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp có những bà mẹ mới sinh mổ được gần một năm hoặc hơn một chút đã mang thai trở lại và họ vẫn giữ thai và sinh con an toàn. Nhưng những trường hợp như vậy phải theo dõi thai chặt chẽ, nhất là những tháng cuối.

Vậy nên, bạn hãy cân nhắc trước khi quyết định sinh con tiếp theo.

Chúc bạn vui khỏe!

Theo BS Hoa Hồng / Trí Thức Trẻ

Xem thêm:

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN