Tôi cứ tưởng mẹ chồng tương lai là con người khoáng đạt, tư tưởng tiến bộ. Nào ngờ tất cả chỉ là màn kịch của bà.
Con dâu ở cữ sốc với mâm cơm mẹ chồng nấu Bữa ăn cho bà đẻ mà vẻn vẹn chỉ một đĩa rau cải luộc, 2 quả trứng, một bát nước rau và một bát cơm, thử hỏi, lấy gì ra sữa cho con? |
Tôi và người yêu hiện tại, cũng là cha của con trong bụng tôi, quen và yêu nhau đã được hai năm, cũng đã tính đến chuyện cưới xin. Ban đầu, khi đưa tôi về ra mắt gia đình thì mẹ anh nhất quyết phản đối vì chê tôi già hơn anh. Quê lại xa, sợ sau này vất vả về ngoại thăm hỏi… Nhưng do chúng tôi quyết tâm, lại nhờ nhiều người thuyết phục nên mẹ anh dần đổi ý. Thậm chí thời gian sau, mẹ chồng tương lai còn vô cùng vui vẻ khi chúng tôi về chơi.
Mẹ anh là người có tư tưởng khá thoáng. Bà thường nói bóng gió với chúng tôi rằng thời buổi bây giờ con cái hiếm hoi, nhiều nàng dâu không thích đẻ, rồi lấy nhau vài năm không có con… nên bà động viên chúng tôi chửa trước cho yên tâm rồi cưới sau cũng chưa muộn.
Ban đầu chúng tôi vẫn e ngại, giữ ý tứ nhưng mỗi lần đưa nhau về xin cưới mẹ lại lặp lại: “Có bầu chưa mà cưới?”. Dần dà, sau 3 lần xin thì mẹ nói thẳng, nếu có bầu thì bà cho tổ chức đám cưới ngay lập tức. Khi nghe bà nói thế, tôi và anh mừng khôn xiết.
Ba tháng sau ngày nghe lời mẹ anh, tôi có bầu. Khỏi phải nói tôi và anh vui mừng đến thế nào, chúng tôi háo hức muốn thông báo ‘tin vui’ với mẹ anh để chuẩn bị cho đám cưới. Trái ngược với những gì chúng tôi suy nghĩ, khi biết tin mẹ anh không có thái độ gì. Bà tỏ ra rất dửng dưng và còn tuyên bố: “Cưới xin mà cô làm như đi chợ mua rau ấy, cứ từ từ rồi tính”. Bà nói vậy khiến tôi vô cùng hụt hẫng và bỡ ngỡ.
Thời gian sau, mẹ chồng tương lai cứ ậm ừ ậm à mãi mà vẫn không quyết là bao giờ cho chúng tôi tổ chức trong khi bụng tôi thì ngày một to ra. Tôi thực sự mệt mỏi và không biết giải quyết vấn đề này như thế nào vì bên gia đình tôi cũng liên tục hỏi thăm bao giờ nhà trai tới xin cưới? Người yêu tôi cũng sinh bực bội, một bên là mẹ cố gắng hoãn, một bên là tôi luôn nhăn nhó giục cưới. Ngày nào chúng tôi cũng gọi điện về cho bà, sau mỗi câu chuyện thì anh đều nhắc bà về chuyện cưới hỏi. Nhưng bà vẫn khất lần, lúc bảo chờ xem ngày đẹp, lúc bảo đợi anh chị cả về bàn, lúc thì bà nói đợi mẹ thu xếp sửa nhà cửa gọn gàng đã…
Khi tôi mang thai tháng thứ 5, hai chúng tôi dắt díu nhau về quê xin phép mẹ anh một lần nữa. Chúng tôi không yêu cầu cưới xin rình rang, chỉ cần hai họ nói chuyện với nhau là được nhưng bà vẫn phớt lờ.
Người yêu tôi nói: “Mẹ nhìn xem, bụng cô ấy to lên rồi, mẹ không thương bọn con thì thương lấy cháu mẹ chứ”. Tức thì mẹ anh cáu gắt, quát tháo: “Tôi cũng có mắt nhìn, không phải nói. Nhưng các anh chị giờ bụng to thế này cưới xin để làng xóm nói vào mặt tôi là dâu không biết giữ lễ à?”.
Chúng tôi thanh minh rằng đây là làm theo lời bà, vậy là bà chỉ vào mặt tôi mà nói: “Sao cô ngu thế, gần 30 tuổi đầu mà người ta bảo gì làm nấy à? Cô là con gái mà không lo giữ thân giờ còn dến nhà tôi ăn vạ. Chờ sinh xong hãy tính chứ giờ bụng đã to cưới hay không cũng thế thôi”. Nghe những lời bà nói, tôi như sụp đổ hoàn toàn, tôi không ngờ mẹ chồng tương lai lại “nuốt lời” trắng trợn đến vậy.
Tôi thực tình không biết phải làm thế nào? Bởi trong thời gian mang thai tôi suốt ngày phải lo lắng, tôi đã khóc rất nhiều. Tôi thấy thương cho mình và con quá. Thực sự tôi không hiểu mẹ anh đang nghĩ gì, bà không thương tôi đã đành, lại càng không thương cho cháu bà sao? Hai đứa đã làm theo mọi yêu cầu của bà nhưng không biết bà còn muốn thế nào nữa.
Về phần bạn trai tôi, anh vẫn quan tâm tới tôi và con, nhưng anh cũng không dám trái ý mẹ. Có phải mẹ anh đang mong tôi sinh xong thì sẽ cho tôi một ‘danh phận’ thật. Hay bà chỉ muốn lấy cháu và mặc kệ tôi? Tôi không biết phải làm sao, đêm nào tôi cũng khóc và suy nghĩ vì thấy tủi thân vô cùng, tôi cũng sợ mình suy nghĩ nhiều sẽ ảnh hưởng tới đứa con trong bụng. Tôi muốn con mình sinh ra có một gia đình đúng nghĩa, và cũng rất khổ tâm nếu gia đình tôi biết được chuyện này. Tôi sẽ làm gì đây khi đối diện với bố mẹ đẻ đây. Xin mọi người hãy cho tôi một lời khuyên.