Phân biệt thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình là hai căn bệnh thường gặp trong cuộc sống. Với những triệu chứng gần giống nhau: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… hai bệnh này thường bị nhầm lẫn là một. Việc nhầm lẫn giữa thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình làm cho việc điều trị không đúng dẫn đến bệnh nhiều lần tái phát.

Thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình – Phân biệt thế nào?

Theo Tây y, thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái suy giảm lượng máu lên não. Các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu não, rối loạn nhịp tim, suy thận và một số yếu tố như nghiện bia, rượu, thuốc lá, stress, thừa cân, béo phì, ít vận động… là những yếu tố nguy cơ làm cho bệnh thêm trầm trọng.

Trong khi đó, rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo gây khó chịu cho người mắc bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình như: Tuần hoàn kém (rối loạn tuần hoàn), rối loạn tuần hoàn não, nhiễm trùng não, viêm tai giữa cấp… và do thay đổi thời tiết.

Như vậy có thể nói, thiểu năng tuần hoàn não chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên rối loạn tiền đình.

Phân biệt thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình
Thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình dễ bị nhầm lẫn

Nhận biết thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình là chóng mặt đi kèm với các triệu chứng khác như là hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng… Bệnh thường tiến triển thành mạn tính và nặng dần lên, ban đầu có thể chỉ là một cơn chóng mặt dữ dội, đột ngột rồi thôi, hoặc những cơn chóng mặt thoảng qua làm người bệnh không để ý, nhưng dần dần các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn. Trong khi đó, biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não là chóng mặt, buồn nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế. Những triệu chứng này thường gặp vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Ngoài các triệu chứng điển hình trên, khi cơn cấp tính xảy ra, người bệnh có thể cảm thấy kém tập trung, giảm khả năng tư duy và đãng trí.

Phân biệt thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình
Ăn uống đầy đủ chất sẽ giúp bạn phòng ngừa cả hai bệnh trên

Điều trị dứt điểm thiểu năng tuần hoàn não

Người bệnh nên hiểu rõ căn nguyên bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị khoa học nhất để tránh bệnh tái phát thường xuyên. Một số vị thuốc Đông y có tác dụng tăng cường tuần hoàn não có thể tham khảo:

Quy đầu (phần rễ chính của Đương quy): Từ ngàn xưa, Đương quy được biết đến là vị thuốc bổ huyết nổi tiếng, được dùng trong các trường hợp thiếu máu, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau khi sinh. Các phần khác nhau của Đương quy có tác dụng khác nhau trong đó phần đầu rễ đương quy gọi là quy đầu ngoài có tác dụng bổ huyết còn có tác dụng hỗ trợ thiếu máu, thiếu máu não.

Xuyên tiêu: Xuyên tiêu có vị cay, tính ôn có tác dụng ôn trung, tăng cường tuần hoàn và trợ giúp tiêu hóa nên sẽ giúp cải thiện chất lượng máu nhờ tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.

Ích trí nhân: Theo y học cổ truyền, ích trí nhân có tác dụng kiện tỳ, ích khí, an thần, hành khí được sử dụng trong các trường hợp khí huyết ứ trệ gây ra các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt..

Lê Lan (Phụ Nữ Ngày Nay)

hop———————————————

TPCN viên nén Hồng Mạch Khang – Giúp tăng cường tuần hoàn não

Hiện nay để tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu lên não  nhiều người đã sử  dụng TPCN viên nén Hồng Mạch Khang đem lại hiệu quả cao. Nhờ các thành phần từ thiên nhiên: Cao Quy đầu, Cao Ích trí nhân, Cao xuyên tiêu kết hợp với Magie lactate, L- carnitin fumarat, TPCN viên nén Hồng Mạch Khang giúp bổ máu, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu não, nâng cao sức khỏe toàn trạng; Giúp giảm các triệu chứng của tình trạng thiếu máu não, huyết áp thấp như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh, sợ lạnh, đau đầu, choáng ngất,…

Phạm Hường
Điện thoại tư vấn: 04.3785.8986 -0962620043

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN