Kiểm soát bệnh hen suyễn trong đại dịch Covid-19

Người bị hen suyễn vừa và nặng có thể gặp nhiều biến chứng hơn nếu dương tính với Covid-19.

Dưới đây là những gì bạn cần làm để tránh cơn hen bùng phát và giữ gìn sức khỏe:

Sử dụng đều đặn thuốc kiểm soát và dự phòng cơn hen hàng ngày

Đảm bảo tiếp tục dùng thuốc theo chiến lược điều trị hen của bác sĩ dành cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các thuốc dị ứng theo mùa và các loại thuốc bổ sung.

hen suyenKiểm tra xem lượng thuốc có đủ dùng trong giai đoạn giãn cách không

Vì chúng ta không chắc đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài bao lâu, nên điều quan trọng là phải kiểm tra xem bạn có đủ thuốc theo toa trong ít nhất vài tuần tới hay không. Tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ nếu bạn cần thêm thuốc, đặc biệt đối với các loại thuốc hít.

Tránh các tác nhân gây ra bệnh hen suyễn và dị ứng

Nếu bạn biết các tác nhân gây ra bệnh hen suyễn và dị ứng của mình, thì hãy tránh xa chúng. Một số tác nhân gây hen suyễn phổ biến bao gồm nấm mốc, phấn hoa, bụi, khói, lông thú.

hen suyen1Giảm thiểu căng thẳng khi làm việc tại nhà

Việc giãn cách xã hội kéo dài khiến chúng ta không thể đến trực tiếp nơi làm việc. Nếu bạn đang làm việc tại nhà, hãy tìm cách tạo ra sự nhất quán và xây dựng một thói quen để giảm thiểu căng thẳng. Điều này rất cần thiết đối với những người mắc bệnh hen suyễn vì căng thẳng có thể là một yếu tố làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Tuân thủ giãn cách xã hội

Tuân thủ giãn cách sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Bạn có thể vận động trong sân nhà thay vì ra công viên. Vận động vừa sức và hít thở không khí trong lành.

Những lưu ý khi dọn dẹp, khử trùng nhà cửa đối với bệnh nhân hen suyễn

– Nhờ người thân không bị hen suyễn giúp bạn làm sạch và khử trùng nhà cửa, đồ vật.

– Chọn chất khử trùng ít gây ra cơn hen suyễn như sản phẩm có hydro peroxit (oxy già dưới 3%) hoặc etanol (rượu etylic) hoặc sản phẩm KHÔNG chứa axit peroxyacetic hoặc axit peracetic.

– Chỉ sử dụng chất tẩy rửa và chất khử trùng khi cần thiết. Trong các tình huống thông thường, các bề mặt và đồ vật có khả năng tiếp xúc cao có thể được làm sạch hiệu quả bằng xà phòng và nước.

– Hạn chế sử dụng các hóa chất có thể kích hoạt cơn hen suyễn, chẳng hạn như thuốc tẩy (natri hypoclorit) hoặc các hợp chất amoni bậc bốn (ví dụ: benzalkonium clorua), và không sử dụng chúng trong không gian kín.

– Tránh sử dụng phòng ngay sau khi khử trùng.

Sử dụng sản phẩm khử trùng một cách an toàn và đúng cách

– Luôn đọc và làm theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm để đảm bảo bạn đang sử dụng nó một cách an toàn và hiệu quả.

– Mang thiết bị bảo vệ da như găng tay và cân nhắc việc bảo vệ mắt để bảo vệ bạn khỏi bị bắn.

– Đảm bảo thông gió tốt.

– Chỉ sử dụng theo lượng được khuyến nghị trên nhãn. Sử dụng nước ở nhiệt độ phòng để pha loãng (trừ khi có quy định khác trên nhãn).

– Không pha trộn các sản phẩm hóa chất.

– Bảo quản sản phẩm một cách an toàn và đúng cách

– Bảo quản và sử dụng hóa chất ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi.

– Ghi nhãn các dung dịch tẩy rửa đã pha loãng.

Ảnh: ADCREW
Ảnh: ADCREW

Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe về các bệnh không lây nhiễm (BKLN) thường gặp như hen phế quản nằm trong chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, do Cục Y Tế Dự Phòng – Bộ Y Tế và công ty Davipharm phối hợp thực hiện, với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng có các kiến thức hữu ích về phòng ngừa và tầm soát bệnh. Khi có bất cứ các dấu hiệu, triệu chứng về sức khỏe nói trên, hãy đến ngay cơ sở gần nhất để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị sớm.

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Nguồn tham khảo: Báo Sức khỏe đời sống

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN