Khi giao mùa thu – đông xảy ra, nhiệt miệng hay còn gọi là viêm loét miệng rất dễ xảy ra. Theo các bác sĩ thì sự mất cân bằng vi khuẩn do vệ sinh không đúng cách và thời tiết khô hanh là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.
- Các mối nguy tiềm ẩn với người thích ăn tráng miệng
- 8 thực phẩm trẻ bị thủy đậu kiêng ăn để tránh làm vết loét thêm nặng
- Ngứa vùng kín nam giới là do bệnh gì?
Sức khỏe khoang miệng mùa khô hanh rất dễ bị ảnh hưởng và gây ra nhiều vấn đề như viêm loét miệng hay khô miệng,…
1. Cơ sở ảnh hưởng của thời tiết tới sức khỏe khoang miệng mùa khô hanh
Mặc dù nhiệt miệng hay viêm loét khoang miệng không phải là bệnh bị giới hạn về thời điểm mắc hay tuổi tác người bệnh. Tuy nhiên dưới điều kiện khô hanh của thời tiết, một số thói quen sinh hoạt của bạn sẽ bị thay đổi dẫn tới sức khỏe khoang miệng bị ảnh hưởng.
Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe khaong miệng mùa khô hanh:
– Thói quen ít uống nước
Thực tế là khi trời lạnh hơn nhiều người có thói quen uống nước ít hơn dẫn tới miệng luôn ở trong trạng thái khô. Hơn nữa, khi cơ thể không được bổ sung đủ nước sẽ khiến quá trình trao đổi chất bị trì trệ, có nguy cơ gây suy giảm hệ miễn dịch.
Việc lười uống nước khi trời lạnh có thể gây suy giảm sức khỏe khoang miệng (Ảnh: Internet)
– Vệ sinh răng miệng kém
Trời lạnh có thể khiến bạn lười hơn trong việc vệ sinh răng miệng vào buổi tối. Điều này vô tình gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong khoang miệng và gây ra sự suy giảm hệ miễn dịch. Do vậy điều này có thể trở thành nguyên nhân gây ra loét/nhiệt miệng.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm loét miệng
Lúc mới bắt đầu, nốt nhiệt miệng xuất hiện dưới dạng các đốm có màu trắng kích thước nhỏ như đầu kim (khoảng 1mm – 2mm) ở niêm mạc khoang miệng. Sau đó nốt loét miệng sẽ tăng dần về kích thước và có cảm giác hơi mọng nước.
Sau khoảng 1 – 2 ngày, vết loét sẽ có dấu hiệu trũng xuống (tương đối nông) rồi đạt đường kính 3 – 8 mm sau khoảng 3 – 4 ngày tiếp theo. Cá biệt có một số trường hợp vết loét miệng cũng có đường kính lên tới 10 mm.
Vết nhiệt miệng thường có màu trắng, nông đường kính từ 3 – 8 mm (Ảnh: Internet)
Vết nhiệt/loét miệng kéo dài bao lâu thì khỏi?
Thông thường thì vết nhiệt/loét miệng sẽ tự lành sau khoảng 1 – 2 tuần. Nếu kéo dài hơn bạn cần tới bệnh viện thăm khám và làm tầm soát bởi đây có thể là dấu hiệu ung thư miệng/ung thư vòm họng.
Bị loét/nhiệt miệng có nguy hiểm không?
Nhìn chung, vết loét, nhiệt miệng gây ra một số trở ngại trong ăn uống và sinh hoạt của người bệnh, mặc dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên cảm giác đau rát trong khoang miệng không hề dễ chịu một chút nào.
Đó là chưa kể đến việc những vết loét miệng kéo dài lâu ngày tạo thành những vùng đỏ, có thể gây ra các biến chứng nặng như bị nhiễm trùng hô hấp dẫn tới khó thở, suy hô hấp hay bị nhiễm trùng máu hoặc suy giảm thị lực,…
Ngoài ra, khi khoang miệng bị các vi sinh vật tấn công sẽ sản sinh ra hợp chất lưu huỳnh gây ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới việc giao tiếp hàng ngày.
3. Cần làm gì khi bị viêm loét/nhiệt miệng?
Vết loét/nhiệt miệng thường lành tính và có thể tự lành sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên với các vết loét/nhiệt miệng kéo dài gây khó chịu cho người bệnh thì cần phải được can thiệp y tế.
Một số phương pháp điều trị nhiệt miệng phổ biến là:
– Sử dụng nước súc miệng có chứa steroid dexamethasone (để giảm đau và viêm) hay capocaine (để giảm đau).
Súc miệng, vệ sinh khoang miệng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn (Ảnh: Internet)
– Dùng thuốc: Thuốc điều trị nhiệt miệng được chia thành 2 loại là dạng bôi trực tiếp và dạng uống. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dạng thuốc phù hợp.
Thuốc bôi nên được dùng ngay từ khi các vết loét/nhiệt miệng xuất hiện
Thuốc uống chữa nhiệt miệng sẽ được chỉ định khi vết loét/nhiệt miệng của bạn đang nghiêm trọng hơn và không đáp ứng với phương pháp điều trị tại chỗ.
– Đốt vết loét/nhiệt miệng
– Ngoài ra, người bị nhiệt miệng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú ý bổ sung acid folic, vitamin B16 và vitamin B12, thực phẩm giàu kẽm,…
4. Làm cách nào để ngăn ngừa bị viêm loét/nhiệt miệng thời điểm giao mùa?
Nhìn chung, các nốt nhiệt miệng rất dễ tái phát nên điều tốt nhất chính là có phương pháp phòng ngừa nhiệt miệng từ đầu, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Cụ thể:
– Đánh răng, vệ sinh lưỡi và khoang miệng hàng ngày bằng các dụng cụ và dung dịch chuyên dụng.
>> Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách theo tiêu chuẩn chuyên gia
– Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế thức khuya, hút thuốc lá hay sử dụng đồ uống có cồn. Điều này đặc biệt khuyến cáo đối với những người đang bị nhiệt miệng chưa khỏi
– Chế độ ăn uống giàu vitamin giúp vết thương chóng lành và cải thiện hệ miễn dịch
– Không nên vừa ăn vừa nói chuyện để giảm nguy cơ cắn vào lưỡi hay niêm mạc miệng, má
– Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, phòng tránh stress
– Khám sức khỏe răng miệng định kì, tốt nhất là 6 tháng một lần để chăm sóc và phát hiện những bất thường ở khu vực khoang miệng.
Theo Kim Phụng – phunuvietnam.vn