Tuyến giáp được ví như “động cơ của cơ thể”, có chức năng điều khiển các hoạt động trao đổi chất và ảnh hưởng đến chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể.
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi
- Chế độ dinh dưỡng khi bắt đầu điều trị ung thư
- Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng
Một số tín hiệu khi bệnh tuyến giáp bắt đầu trở thành ung thư
Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể con người chúng ta và là một phần cốt lõi của cơ thể con người. Do công việc, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và các nguyên nhân khác, nếu không chú ý đến việc bảo dưỡng tuyến giáp, về lâu dài có thể làm tổn thương tuyến giáp, dẫn đến suy giảm chức năng tuyến giáp. Và khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm, những rắc rối sẽ kéo theo, thậm chí cả ung thư tuyến giáp.
Dưới đây là một số tín hiệu khi tuyến giáp bắt đầu trở thành ung thư như sau:
1. Hình dạng của khối u tuyến giáp
Hình dạng của khối u tuyến giáp chủ yếu được chia thành hai loại, một là khối tròn có thể xuất hiện ở một bộ phận nào đó của tuyến giáp. Hãy coi chừng khối u tuyến giáp này vì nó có thể là u nang tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Thứ hai là hình cánh bướm. Đây thường là do viêm tuyến giáp hoặc cường giáp.
2. Tổn thương các hạch bạch huyết
Khi bệnh ung thư tuyến giáp phát triển đến một giai đoạn nhất định, khối u trong cơ thể sẽ chèn ép các mô và bộ phận xung quanh, người bệnh hiển nhiên sẽ bị sưng hạch bạch huyết. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu có thể bị khàn giọng mà nguyên nhân chủ yếu là do khối u phát triển liên tục và chèn ép dây thần kinh thanh quản tái phát.
3. Khó nuốt, khó thở
Khi khối u tiếp tục phát triển sẽ chèn ép hoặc bít các dây thần kinh thực quản, thanh quản khiến người bệnh bị bức xạ vùng vai, gáy, tai, kéo theo tình trạng khó nuốt, khó thở.
3 nhóm người phải chú ý phòng bệnh tuyến giáp
1. Những người căng thẳng và thường xuyên thức khuya
Tế bào tuyến giáp tham gia chặt chẽ vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thể lực quá căng thẳng trong thời gian dài cộng với việc không giải tỏa được cảm xúc khiến tế bào tuyến giáp không được phục hồi tốt, lâu ngày dẫn đến tuyến giáp bị tổn thương.
2. Những người đã xạ trị vào ngực hoặc cổ khi còn nhỏ
Khi còn nhỏ, tế bào trong cơ thể đang trong thời kỳ tăng sinh mạnh mẽ, và bức xạ là một kích thích bổ sung để tăng sinh tế bào. Do đó có thể dễ dàng gây ra sự biến đổi ác tính của tế bào.
3. Những người có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có hai dạng, một là khởi phát từ cá nhân, hai là do di truyền. Nếu trong gia đình có người thân cấp 1 bị bệnh tuyến giáp thì nên kiểm tra tuyến giáp thường xuyên.
Bên cạnh đó, như giáo sư Ngô nói trên, nếu những người sống cùng bạn bị ung thư tuyến giáp, cho dù họ không có quan hệ với bạn thì bạn vẫn cần đi kiểm tra tuyến giáp bởi rất có thể mọi người có cách ăn uống hay thói quen sinh hoạt giống nhau.
Theo N. Thúy – phunuvietnam.vn