Nên cho trẻ ăn gì vào thời điểm giao mùa hè – thu?

Chăm sóc con đúng cách, thời điểm giao mùa hè – thu vô cùng nhạy cảm đối với sức khỏe của bé. Thời tiết từ oi nóng chuyển sang mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp sẽ gây ra những vấn đề khiến trẻ dễ bị ốm.

1. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách

Có rất nhiều cách mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ khiến trẻ có đủ dinh dưỡng và có đầy đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật của thời tiết thay đổi thời điểm giao mùa.

Các bậc phụ huynh cần lưu ý cung cấp cho trẻ đủ 6 loại chất dinh dưỡng carbohydrates, chất béo, protein, khoáng chất, vitamin và nước cho trẻ. Việc cung cấp cho trẻ đủ chất dinh dưỡng thông qua con đường ăn uống sẽ giúp trẻ đủ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho trẻ giúp trẻ chống lại bệnh khi giao mùa hè thu.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ thời điểm giao mùa là điều cần thiết, tuy nhiên cha mẹ cũng nên lưu ý chỉ nên bổ sung cho trẻ lượng thực phẩm dinh dưỡng ở mức trẻ cần, tuyệt đối không ép trẻ ăn quá nhiều.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể lựa chọn một số biện pháp bổ sung khác như cho trẻ uống thuốc nhằm tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên chỉ sử dụng ở liều lượng thích hợp, không được lạm dụng sử dụng thuốc tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng thích ứng khi thời tiết giao mùa hè thu. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Chất vitamin mà trẻ cần được bổ sung vào thời điểm giao mùa như: Vitamin B1, B2, C, A,… Bổ sung khoáng chất cho trẻ bằng cách bổ sung các loại rau quả, trái cây,…

Thời điểm giao mùa, trẻ cần được bổ sung nhiều nước nhằm nâng cao sức đề kháng, hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh.

bo-sung-vitamin-c-cho-tre-4-3462-16012643907231087129751 Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách giúp trẻ khỏe mạnh chống lại bệnh thời điểm giao mùa hè thu – Ảnh Internet

2. Nên cho trẻ ăn gì vào thời điểm giao mùa hè thu

– Thực phẩm chứa nhiều chất đạm

Thời điểm giao mùa, thực đơn dinh dưỡng chứa nhiều chất đạm là cần thiết đối với trẻ. Chất đạm cung cấp cho trẻ giúp trẻ hấp thụ tốt và dễ tiêu hóa hơn.

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho biết rằng, nếu trẻ được bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất đạm sẽ kích thích sản sinh nhiệt cao, điều này giúp trẻ giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển đột ngột, giao mùa hè thu lúc nóng lúc thời tiết mát mẻ.

Các loại thực phẩm chứa chất đạm có thể bổ sung cho trẻ như: Sữa, cua, cá, tôm, trứng, thịt, gan,…

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin

Các chất vitamin sẽ giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng, điều này chống lại bệnh cảm cúm khi thời tiết có những thay đổi đặc biệt thời điểm giao mùa hè thu.

Vitamin A có tác dụng giúp trẻ tăng cường chức năng miễn dịch, làm ổn định màng tế bào da trên cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu hụt chất thì vitamin A sẽ giữ vai trò chống virus, chức năng của vitamin A còn bảo vệ niêm mạc đường hô hấp của trẻ yếu dần, nếu trẻ bị virus tấn công trẻ sẽ dễ mắc bệnh.

Các loại thực phẩm có nhiều vitamin mà trẻ cần được bổ sung có nhiều trong: trứng, sữa, rau mồng tơi, rau ngót, rau cải ngọt, cà rốt, các loại trái cây như: xoài, chuối, đu đủ,…

Bổ sung vitamin C cho trẻ giúp trẻ tăng cường thể lực và giúp trẻ chống lại tình trạng lây nhiễm virus thời điểm giao mùa. Cần cho trẻ bổ sung đầy đủ vitamin C giúp trẻ hình thành kháng thể và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thực phẩm có nhiều vitamin C là các loại trái cây có múi, rau xanh,…

tangsucdekhangchocothe1-16012644316271240121509 Nên cho trẻ ăn gì để trẻ được cung cấp đủ vitamin giúp trẻ tăng cường sức đề kháng – Ảnh Internet

– Nên cho trẻ ăn gì để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ thời điểm giao mùa hè thu

Hệ tiêu hóa của trẻ giúp trẻ phát triển tốt hơn, vì thế thời điểm giao mùa cha mẹ cần bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: bột, các loại cháo hoặc sản phẩm dinh dưỡng nghiền nhỏ khác hỗ trợ giúp trẻ dễ ăn.

Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần bổ sung dầu thực vật vào bữa ăn, không nên sử dụng dầu động vật và giữ vệ sinh cho trẻ an toàn, bảo quản đồ ăn kỹ, lưu ý không sử dụng đồ ăn đã nấu nhiều lần cho trẻ.

– Một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa hè thu:

Thời tiết thay đổi, trẻ cần được giữ ấm hơn. Lựa chọn cho trẻ các loại trang phục thoáng mát khi trời trở nóng để tránh bị ốm vì không kịp thay đổi và thích nghi với thời tiết thời điểm giao mùa khi nhiệt độ nóng lạnh thất thường.

Cần vệ sinh các dụng cụ cá nhân của trẻ sạch sẽ nhằm loại bỏ các vi khuẩn, virus gây bệnh cho trẻ. Hướng dẫn và hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng nhằm giúp trẻ tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Cho trẻ tập thể dục đều đặn, thói quen này giúp trẻ khỏe mạnh để trẻ có đủ sức đề kháng tránh được các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh và khả năng miễn dịch tốt hơn giúp trẻ tránh mắc các bệnh: cảm cúm, tay chân miệng,… khi thời tiết giao mùa hè thu.

Theo Nắng Mai – phunuvietnam.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN