Cơm trắng, thức ăn nhanh, hoa quả khô, sữa và mật ong là những thực phẩm người bệnh tiểu đường buộc phải kiêng.
- 5 thực phẩm dinh dưỡng nhưng người tiểu đường cần tránh
- Nho tươi hay nho khô bổ dưỡng hơn? Bác sĩ chỉ cách ăn đúng cho bệnh nhân tiểu đường
- Vì sao nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh tiểu đường?
Thức ăn nhanh
Thực đơn chính của thức ăn nhanh gồm bánh làm bằng bột mì trắng, khoai tây chiên, các loại nước ngọt, thực phẩm chiên bọc bột mì… Các loại thức ăn này cung cấp năng lượng quá dư thừa và có chỉ số đường huyết cao, làm tăng đường máu sau khi ăn. Tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh cũng gây hiện tượng đề kháng insulin (insulin resistance) dẫn đến glucose không đi vào trong tế bào được, cứ ở trong máu và gây tăng cholesterol trong cơ thể, khiến bệnh tiểu đường thêm nặng.
Người bệnh tiểu đường cũng nên tránh xa các loại thực phẩm đóng hộp vì có chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho sức khỏe.
Cơm trắng
Cơm trắng làm từ các loại gạo đã xay xát kỹ, bị mất lớp vỏ lụa chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ. Khi vào cơ thể, cơm trắng chuyển hóa rất nhanh thành đường, khiến chỉ số đường huyết tăng nhanh. Vì vậy, người bệnh tiểu đường rất hạn chế ăn cơm nhưng không cần kiêng hoàn toàn.
Người mắc tiểu đường có thể ăn cơm vào bữa sáng, ăn ít vào trưa và tối. Trong bữa ăn chính và bữa phụ có thể tăng thêm thịt, cá, rau xanh và trái cây ít ngọt để đảm bảo dinh dưỡng, hoặc ăn gạo lứt, các loại ngũ cốc có lợi khác.
Không nên thay cơm bằng miến rong. Miến gây hấp thu đường vào máu tới 95%, trong khi đó, lượng đường từ cơm gạo hấp thu vào máu chỉ 72%.
Cơm trắng và gạo lứt trong khẩu phần của người tiểu đường. Ảnh: Examveda.
Hoa quả khô và sữa
Hoa quả sấy khô chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ, tuy nhiên cũng chứa hàm lượng đường tự nhiên cao sót lại sau khi sấy, làm tăng lượng đường trong máu.
Sữa có chất béo và chất làm giảm đề kháng insulin, giảm chuyển hóa đường (glucose) và carbohydrate trong cơ thể. Nếu muốn uống sữa, người bệnh nên chọn sữa ít béo hoặc sữa dành riêng cho bệnh tiểu đường.
Mật ong
Tương tự cơm trắng, người bệnh tiểu đường không cần kiêng hoàn toàn mật ong nhưng chỉ được sử dụng với hàm lượng hạn chế. Mật ong lành mạnh hơn đường trắng song khiến cơ thể hấp thu rất nhanh, làm tăng đường huyết. Vì vậy, người tiểu đường chỉ nên sử dụng lượng mật ong rất nhỏ, đủ nhu cầu của cơ thể và có sự tư vấn của bác sĩ.
Chi Lê (Theo Vnexpress)