Nhiều người mắc các triệu chứng đau rát miệng khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, dễ bị tái phát và kéo dài dai dẳng mà nguyên nhân thường khó xác định.
- Nếu đang mắc bệnh, tránh ăn 4 loại thực phẩm này
- Loại gia vị trong những món cay của Ấn Độ, Thái Lan rất phổ biến tại Việt Nam, tốt cho sức khỏe
- Cẩn trọng 6 thời điểm tim dễ bị “tổn thương” nhất để tránh những cơn đột quỵ bất ngờ
Tình trạng đau rát miệng thường có nhiều biểu hiện xảy ra như:
– Cảm giác rát bỏng ở lưỡi, môi, lợi, vòm miệng, họng hoặc toàn bộ miệng.
– Xuất hiện cảm giác khô miệng và tăng cảm giác khát nước, thường xuyên muốn uống nước.
– Thay đổi vị giác như có cảm giác đắng miệng hoặc mất vị giác.
Những cảm giác đau rát miệng khó chịu thường kéo theo nhiều cách khác nhau. Do đó có thể xảy ra hàng ngày với một ít khó chịu khi thức dậy và thường cảm thấy tình trạng này diễn ra nặng hơn, khó chịu hơn rồi lại giảm đi. Cảm giác khó chịu có thể kéo dài nhiều ngày và giảm đi đột ngột, chúng hầu hết không gây tổn thương nghiêm trọng nào ở lưỡi và miệng.
Tình trạng đau rát miệng diễn ra có thể gây ra nhiều bệnh hoặc có liên quan đến nhiều bệnh khác như: tình trạng khó ngủ, căng thẳng, thói quen ăn uống không ngon miệng hoặc thậm chí làm giảm các mối quan hệ xã hội.
1. Nguyên nhân gây đau rát miệng
Tình trạng đau miệng xảy ra do hai nguyên nhân chính:
Đau rát miệng do nguyên phát: Đây là trường hợp tình trạng đau rát miệng diễn ra nhưng không xác định được bất kỳ tổn thương nào trên lâm sàng hoặc xét nghiệm. Nguyên nhân của loại đau miệng này thường xảy ra do rối loạn dây thần kinh vị giác và giảm giác của hệ thần kinh ngoại vị hoặc trung ương.
Đau miệng thứ phát: Tình trạng đau miệng này xảy ra do một số bệnh lý khác gây ra. Một số trường hợp liên quan đến đau miệng thứ phát gồm:
Tình trạng khô miệng diễn ra gây đau rát miệng – Ảnh Internet
– Không miệng do sử dụng thuốc, rối loạn tuyến nước bọt hoặc các tác dụng phụ của thuốc.
– Bệnh lý vùng miệng do nhiễm nấm vùng miệng hoặc lưỡi bản đồ,…
– Do thiếu hụt các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin B1, B2, B6, B9, B12,…
– Bị dị ứng với các thức ăn, phụ gia thực phẩm.
– Bệnh lý trào ngược dạ dày- thực quản.
– Các thói quen xấu như cắn, đẩy đầu lưỡi và nghiến răng.
– Bệnh rối loạn nội tiết như: đái tháo đường,…
– Sử dụng răng giả.
– Chải răng hoặc lưỡi quá mạnh hoặc loại thuốc chải răng có tính mài mòn, uống đồ uống có tính acid.
– Đau rát miệng còn xảy ra do các yếu tố tâm lý như: stress, rối loạn lo âu, trầm cảm,…
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau miệng
Bản chất tình trạng đau miệng thường xuất hiện tự nhiên, không có yếu tố khởi phát. Tuy nhiên, vẫn có một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới tình trạng đau miệng:
– Đối với nữ giới sau khi mãn kinh thường dễ gặp phải tình trạng đau miệng.
– Yếu tố làm tăng nguy cơ đau miệng do tuổi tác.
– Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
– Răng miệng phản ứng với thực phẩm.
– Khi sử dụng một số loại thuốc.
– Gặp vấn đề về tinh thần như: rối loạn lo âu, trầm cảm, sang chấn tâm lý,…
3. Chẩn đoán đau miệng
Muốn quá trình chuẩn đoán đau miệng diễn ra thuận lợi thì bạn cần phải trả lời một vài câu hỏi:
– Bạn bắt đầu có cảm giác đau miệng xuất hiện từ bao giờ?
– Có liên tục đau miệng hay không?
– Nhận định mức độ đau miệng của bản thân là nặng hay nhẹ?
Tình trạng đau miệng diễn ra đang ở mức độ nào? – Ảnh Internet
– Kiểm tra các yếu tố làm giảm hoặc tăng cảm giác đau miệng của bản thân?
– Thói quen chăm sóc răng miệng của bạn thế nào?
Thực tế bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng không có bất kỳ một xét nghiệm cận lâm sàng nào có thể xác định được hội chứng đau miệng. Thường tình trạng đau miệng do bác sĩ, nha sĩ sẽ loại trừ các vấn đề khác để chẩn đoán và thực hiện một vài xét nghiệm như:
– Xét nghiệm máu.
– Xét nghiệm nước bọt.
– Thực hiện xác xét nghiệm trào ngược dạ dày.
– Nuôi cấy sinh thiết.
– Sử dụng các kỹ thuật hình ảnh.
– Tạm thời dừng sử dụng thuốc.
– Kiểm tra bệnh nhân bằng bảng hỏi tâm lý – tâm thần.
4. Điều trị đau rát miệng như thế nào?
Việc đau rát miệng gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến người bị bệnh. Do đó ngoài việc sử dụng thuốc điều trị do bác sĩ hoặc nha sĩ kê đơn thì còn có một số cách khác đơn giản hơn làm giảm đi những khó chịu do tình trạng đau miệng gây ra như:
– Uống nhiều nước sẽ giúp giảm cảm giác bị khô miệng. Tuy nhiên lưu ý tránh các đồ uống có ga.
Điều trị đau rát miệng bằng cách không uống đồ uống có cồn hoặc các loại nước uống có ga – Ảnh Internet
– Hạn chế uống rượu, các loại đồ uống có cồn.
– Không sử dụng thuốc lá, thuốc lào.
– Không nên sử dụng các loại gia vị cay nóng.
– Hạn chế uống các loại đồ uống có tính acid như: cà chua, nước cam,…
– Thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng bằng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây để cung cấp đủ vitamin, sắt, kẽm cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch chống nhiễm trùng cho cơ thể.
– Thay đổi hoặc điều chỉnh một vài thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, giảm các thói quen xấu.
– Giảm căng thẳng và thư giãn để hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh thì bạn mới có răng miệng khỏe mạnh. Do đó để tránh tình trạng đau rát miệng kéo dài hãy nhớ chăm sóc sức khỏe răng miệng và thay đổi chế độ dinh dưỡng đúng cách.
Theo Nắng Mai – phunuvietnam.vn