Ăn mặn, ăn nhiều đồ đóng hộp dễ gây tích nước hoặc vào kỳ kinh nguyệt, hormones thay đổi cũng có thể làm cơ thể tăng cân.
- Loại hạt giảm cân, ngừa bệnh được AMEE, Hà Tăng và nhiều siêu sao khắp thế giới tin dùng nhưng chuyên gia chỉ rõ 4 đối tượng cần tránh
- Giảm cân mãi vẫn không thành công vì thường xuyên tiêu thụ 3 loại thực phẩm sau
- 8 việc đơn giản giúp giảm cân thành công
Khi tích cực tập gym, chơi thể thao, cơ thể sẽ bắt đầu lưu trữ glycogen, tập trung nhiều ở bắp, gan. Môi trường lưu trữ glycogen lại là chất lỏng bao gồm cả nước nên cơ thể cũng có xu hướng tăng thêm một vài kg. Glycogen ở gan được phân giải khi cơ thể cần năng lượng còn ở bắp sẽ được giải phóng khi vận động, tập luyện cho từng nhóm cơ cụ thể.
Vào kỳ kinh nguyệt cơ thể cũng có xu hướng tăng vài gram cho đến vài kilogram do một vài thay đổi trong cơ thể, điển hình là nội tiết tố, đầy hơi, giảm magie…
Sau khi tiêu thụ thực phẩm, cơ thể cần 6 – 8 giờ để thức ăn đi qua dạ dày xuống đến ruột non. 36 tiếp theo, thức ăn sẽ đến đại tràng. Nhìn chung, quá trình từ khi nuốt thức ăn đến khi đào thải ra ngoài ở dạng chất thải có thể mất từ 1 – 5 ngày. Vì vậy, nếu trót ăn nhiều trong một bữa nào đấy bạn hoàn toàn có thể tăng thêm một chút trọng lượng.
Ăn mặn, ăn nhiều muối cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn tăng cân do muối làm tích nước.
Một lý do khác có thể đến từ thời gian bạn bước lên bàn cân. Cơ thể có xu hướng nhẹ hơn vào buổi sáng bởi sau một đêm, các nguyên tử carbon được đẩy ra môi trường thông qua hô hấp. Một nguyên tử carbon “không đáng bao nhiêu: nhưng mỗi một nhịp thở lại đẩy ra hàng chục tỷ nguyên tử. Vì vậy, khi bước lên bàn cân vào cuối ngày, bạn có thể sẽ nặng hơn lúc sáng 0.5 kg – 2kg.
Theo Duk Sun – ngoisao.net