8 ‘sát thủ’ trong hôn nhân khiến hạnh phúc tan vỡ

Khi tình yêu đôi lứa bắt đầu hẹn hò, họ có thể bỏ qua sự khác biệt của nhau để đến với nhau, cùng nắm tay và trở thành vợ chồng. Nhưng một khi mối quan hệ trở nên dài hạn và các cặp vợ chồng rơi ra khỏi giai đoạn trăng mật, những khác biệt này có thể trở thành thảm họa.

Sự phản bội

Không ai đảm bảo trong suốt cuộc đời mình sẽ chỉ yêu một người. Rồi sẽ có lúc bạn tìm thấy một ai đó khiến mình rung động trở lại. Đó chính là lý do khiến bạn lừa dối bạn đời của mình.

Mặt khác, ngoại tình thường xảy ra khi mối quan hệ của hai người đã có sẵn khúc mắc nào đó, vì vậy, khi một người tìm cách để lên giường cùng người khác, ngoài vợ hay chồng mình, thì tổ ấm của họ đã xuống dốc không phanh.

Không đáp ứng được nhu cầu đối phương

g1Tình yêu và hôn nhân là hai phạm trù khác biệt. Trong tình yêu, người ta chỉ cần cảm xúc. Ngược lại khi đã chung một mái nhà, bạn sẽ đòi hỏi nhiều hơn ở một nửa của mình. Bất cứ ai cũng có nhu cầu về cuộc sống riêng biệt. Nếu hai vợ chồng không thể thỏa mãn được nhu cầu của người còn lại, cuộc hôn nhân này sẽ có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào nếu chỉ cần có một vài xung đột nhỏ.

Mâu thuẫn về tiền bạc

Cuộc sống vật chất khó khăn, tiền bạc thiếu hụt… là nguyên nhân tan vỡ của không ít gia đình, có thể khiến cho một tình yêu rất đẹp đẽ, mãnh liệt cũng không chống cự nổi. Những mối lo cơm áo gạo tiền khiến con người ta dễ bực bội, nổi cáu dẫn đến xích mích gây gổ nói chi đến chuyện quan tâm, chăm sóc nhau.

Vì tiền hay nói đúng hơn là vì thiếu tiền, hoặc vì chuyện phân phối tiền không công bằng theo quan điểm của vợ hoặc chồng dẫn đến các cặp vợ chồng hay chia tay nhau. Thông thường, nguyên nhân chính gây ra các cuộc cãi lộn trong gia đình, không hẳn là mức sống mà là phương thức chi tiêu tiền. Vì vậy trước khi dắt díu nhau ra tòa các bạn hãy đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc xã hội học, để hướng dẫn kế hoạch hóa ngân sách gia đình.

Mất đi cảm giác hấp dẫn lẫn nhau

g2Khi mất đi cảm giác hấp dẫn lẫn nhau, nhu cầu về tình dục đồng thời suy giảm. Họ sẽ không còn thấy hứng thú với đối phương, thậm chí là chán nản khi cùng chung chăn gối trên một chiếc giường. Chính vì vậy, để bù đắp lại chỗ trống tinh thần, họ dần phát sinh xu hướng tìm đến một niềm vui hoặc một cảm giác mới lạ hơn. Đó là nguyên nhân khiến gia đình tan vỡ.

Quan điểm nuôi dạy con cái khác nhau

Việc giáo dục con cái đa phần đều phản ánh phương pháp giáo dục mà mỗi người được tiếp nhận khi còn nhỏ. Vì trưởng thành trong môi trường khác biệt, hai vợ chồng dễ nảy sinh mâu thuẫn trong vấn đề này.

Tuy nhiên, bạn cần tuyệt đối tránh tranh luận với chồng trước mặt con cái. Thay vào đó, hai người nên thỏa thuận trong hòa bình, san sẻ công việc một cách hợp lý, sao cho mỗi người đều phát huy được thế mạnh của mình, còn lũ trẻ thì được hưởng sự nuôi dạy khoa học nhất.

Mâu thuẫn, xung đột với bố mẹ hai bên

g3Chính từ việc thiếu kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình làm cho công việc gia đình không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt, mâu thuẫn, xung đột gia đình xảy ra. Khi đó, bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ sẽ can dự vào, nguy cơ mâu thuẫn gia đình lan rộng và trở nên gay gắt: mâu thuẫn giữa con dâu và mẹ chồng, mâu thuẫn giữa bố mẹ hai bên. Trong khi mâu thuẫn, xung đột, các bên xúc phạm lẫn nhau làm cho mỗi người cảm thấy bị tổn thương và mệt mỏi.

Nhiều cặp vợ chồng ly hôn nhau vì mâu thuẫn với bố mẹ hai bên chứ không phải mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Những cặp vợ chồng ly hôn vì nguyên nhân này thường là sống chung với bố mẹ chồng, sau khi kết hôn được 2 – 3 năm.

Để sự căng thẳng làm tan vỡ hôn nhân

Có không ít cặp đôi ly hôn vì bị stress nặng. Trạng thái căng thẳng đến từ những vấn đề như công việc, tình chính, quan hệ xã hội… Thay vì tìm cách giảm bớt căng thẳng, họ lại đổ lỗi cho đối phương. Từ đó những cuộc cãi vã diễn ra triền miên khiến hôn nhân tan vỡ.

Cuộc hôn nhân nhàm chán và tẻ nhạt

g4Có nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ trong thầm lặng. Khi cả hai người đã trải qua thời gian tìm hiểu và yêu nhau quá dài. Nhưng khi về chung sống thì chưa được bao lâu đã chia tay. Vì khi đã về với nhau rồi, họ lại quá hiểu nhau, việc người nấy làm, trong nhà lúc nào cũng lặng lẽ.

Với các chuyên gia tâm lý, kẻ thù của tình yêu và hôn nhân chính là sự nhàm chán và tẻ nhạt. Sự tẻ nhạt sẽ biến cuộc hôn nhân thành “mồ chôn của tình yêu”.

Hạ Tú (Theo Công lý & xã hội)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN