Tập luyện cardio giúp tăng nhịp tim và đốt mỡ nhanh chóng, nên đa số những người thừa cân, béo phì thường được khuyến khích tập cardio cường độ cao. Tuy nhiên, việc tập luyện cardio cũng cần có những cân nhắc vì đôi khi chúng sẽ gây ra một số tác hại đối với sức khỏe của người tập.
- 5 bí quyết tăng “tuổi thọ” của tim
- 6 lý do bạn nên ngừng dùng giấy ướt tẩy trang
- Hé lộ tổn thương Covid-19 gây ra ở não người
Tập luyện cardio giúp làm tăng nhịp tim, điều hòa cơ thể, khí huyết lưu thông. Đây cũng là hình thức tập luyện phù hợp với những người có thể trạng thừa cân, béo phì, thích hợp với những bài tập như đạp xe, chạy bộ, bơi lội… giúp giảm cân đốt mỡ nhanh.
Mặc dù cardio có những tác dụng nhất định đối với hình thể và đối với sức khỏe của người tập. Tuy nhiên việc lạm dụng tập luyện có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, rõ thấy nhất là tình trạng mệt mỏi do phải vận động với cường độ cao hoặc tình trạng đau cơ kéo dài.
Khi tập quá nhiều cardio, bạn có thể phải đối mặt với một số vấn đề sau đây:
1. Không giảm mỡ, chuyển sang giảm cơ
Nói đến việc giảm mỡ là người ta lại liên tưởng đến cardio. Tuy nhiên, khả năng đốt mỡ từ việc tập cardio là hiệu ứng ngắn hạn. Đến một giới hạn nào đó, nó sẽ không đốt mỡ nữa mà sẽ chuyển sang đốt cơ của bạn.
Chỉ cần cơ thể mất một lượng cơ dù là nhỏ nhất, tỉ lệ trao đổi nghỉ (tức lượng calorie bạn sử dụng khi không tập) sẽ giảm. Như vậy có nghĩa là: Mỡ sẽ khó bị loại bỏ hơn, dù cho bạn có tăng cường độ cardio đi chăng nữa.
2. Người mỏng đi
Nếu bạn muốn tăng cơ thì cardio không phải lựa chọn tốt. Cardio chỉ thích hợp với những tạng người thừa cân và muốn đốt mỡ nhanh. Một vài nghiên cứu cho hay, tập cardio giúp phát triển cơ chân). Đừng mong trở thành một anh chàng cơ bắp như Jason Statham chỉ với các bài cardio.
Người bạn sẽ trở nên kém sức sống và mất cân đối nếu như người quá mỏng và không có cơ, sự rắn chắc sẽ mất đi và bạn có thể trông như người bị ốm.
3. Đau khớp trường kì
Nhiều bài tập cardio có thể gây ra những cơn đau nhức xương khớp. Chạy bộ hoặc đạp xe nhiều sẽ khiến mắt cá, đầu hống, hông, lưng dưới bị tác động và có thể gây ra những tổn thương lâu dài. Đạp xe nhiều có thể gây ra các vấn đề về lưng, vai- tương tự như với bộ môn bơi lội.
Nếu sau thời gian tập, bạn cảm thấy cơ thể đau nhức, mệt mỏi, hãy xem lại các động tác và điều chỉnh cho đúng, giảm tần suất tập hoặc thay đổi các nhóm bài tập. Nếu bạn đi đau chân, hãy hạn chế những bài tập phải sử dụng chân nhiều.
Tập quá sức có thể khiến cột sống bị tổn thương, gây thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm…những tổn thương này có thể thấy rõ trên xét nghiệm hình ảnh x quang cột sống.
4. Người mệt mỏi, mất nước
Tập luyện là một dạng giúp giải tỏa stress và cải thiện tinh thần. Tuy nhiên chỉ nên tập đến với giới hạn nào đó, nếu tập quá sức bạn sẽ phải đối mặt với việc căng thẳng do đau đớn thể chất kết hợp với sự mệt mỏi của não bộ.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là việc giảm năng suất tập. Bạn không thể hoàn thành phần tập cardio như thường ngày vì mải mê lo nghĩ đến công việc, bạn bè. Dần dần, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, dễ ngã bệnh và chấn thương.
5. Cách khắc phục
Trước khi bắt đầu tập luyện, hãy chắc chắn bạn hiểu rõ thể hình của mình, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các Huấn luyện viên thể hình, họ sẽ tiến hành đo lượng mỡ,cơ của bạn để biết bạn phù hợp với hình thức tập luyện nào.
Thứ hai, khi tập luyện, hãy chọn cho mình nơi tập luyện thoải mái nhất, bạn có thể tập ở nhà hoặc đến các phòng tập gym. Hãy cân đối các bài tập, không nên tập quá nhiều, quá lâu một bài cụ thể nào đó. Cân đối giữa các bài tập tăng cơ hoặc giữ cơ. Hơn nữa, các bài tập thể lực tăng khả năng chịu đựng của khớp cơ, qua đó hạn chế khả năng chấn thương. Tập thể lực cũng không đè ép bạn như tập Cardio. Xen kẽ giữa những ngày tập Cardio là những ngày tập thể lực, ngoài ra cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi sau mỗi giờ tập luyện.
Theo Minh Ngọc – phunuvietnam.vn