Khủng hoảng gia đình tăng cao mùa dịch Covid-19: Đừng để hết dịch sẽ ly hôn!

Lịch sinh hoạt xáo trộn, việc nhà việc cửa rối loạn, phải phục vụ chuyện bếp núc ngày 3 bữa rồi vừa phải chăm con làm các bà vợ mệt nhoài.

Giữa tháng 3, truyền thông các nước dẫn tin từ Trung Quốc cho biết “tỷ lệ ly hôn tăng đột biến trên khắp Trung Quốc sau khi các cặp vợ chồng dành quá nhiều thời gian bên nhau khi không thể ra đường do dịch Covid-19”. Vào thời điểm đó, Việt Nam chỉ mới bắt đầu cảm nhận sức nóng của làn sóng dịch đợt 2 sau sự phát hiện của bệnh nhân số 17 và mọi sự tập trung đổ dồn vào việc phòng ngừa, cách phát hiện bệnh, xét nghiệm thế nào, phong tỏa hay cách ly… Do đó, mẩu tin ấy có thể ít được mọi người để ý hay khi có đọc thì cũng nhanh chóng quên đi.

Khi tình hình của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các biện pháp giãn cách xã hội ngày càng được áp dụng mạnh mẽ thì cảm xúc của mỗi người trong các gia đình cũng biến thiên thay đổi theo từng ngày. Tình hình dịch bệnh càng kéo dài thì những cảm xúc xấu lại càng mỗi lúc lại tăng cao lên, và rồi dường như, câu chuyện xảy ra của các cặp vợ chồng Trung Quốc đợt trước đã bắt đầu không còn là xa lạ với các cặp vợ chồng Việt Nam.

Những hôm đầu được cho nghỉ học, đứa trẻ nào cũng mừng vui hớn hở khi thấy kỳ nghỉ Tết thật dài. Vợ thì mừng khi chồng bớt la cà bia bọt, bớt tụ tập, bớt ghé ngang ghé dọc, chồng cũng vui khi vợ cũng dẹp chuyện shopping, làm đẹp, rồi những đòi hỏi du lịch nọ kia sang một bên.

Lúc mới được cho làm việc tại nhà, cảm giác thật thích khi không phải chen nhau ra đường ngày mấy lượt nắng mưa, tiết kiệm được thời gian di chuyển là có thêm giờ phút nghỉ ngơi và thư giãn, vui chơi với gia đình…

Những ngày đầu khi không phải cơm hộp vỉa hè hay phải lang thang quán nọ hàng kia mà là cơm nóng canh ngọt tại nhà ngày 3 bữa thì quả thật là vừa lành mạnh, tiết kiệm lại vừa tình cảm…

Ai cũng có cảm giác cả gia đình như được gần gũi hơn, được gắn kết hơn?

Thế nhưng mọi chuyện đã nhanh chóng không còn như thế nữa.

Sự lo âu phập phòng tăng giảm từng phút giây, nỗi bất an tràn ngập trong lòng mỗi người, lo từ chuyện lây lan, phong tỏa, cách ly, thiếu thức ăn đến lo mất việc, thu nhập giảm, nợ nần…

Lịch sinh hoạt xáo trộn, việc nhà việc cửa rối loạn, phải phục vụ chuyện bếp núc ngày 3 bữa rồi vừa phải chăm con làm các bà vợ mệt nhoài;

Vợ chồng bị buộc phải ở nhà với nhau, quẩn quanh ra vào đụng mặt nhau làm vợ nhận ra nhiều điều không vừa ý từ chồng, rồi chồng cũng phát hiện ra vài thứ không ổn nơi vợ… Cả hai cảm thấy khó chịu khi trao đổi với nhau, một chuyện nhỏ cũng gây ra tranh cãi hay làm cả hai ngấm ngầm bực bội.

Vợ thì bệnh than thở tăng tốc, bệnh càm ràm lên cao, chửi mắng ào ào từ thằng con qua thằng bố!

Chồng thì triệu chứng cau có cộc cằn trở nặng, mặt khó đăm đăm ai đụng đến là lại gầm lên…

Chồng la vợ sao mua sắm hoài rồi tích trữ cho nhiều, vợ trách móc chồng chẳng lo lắng gì chỉ biết có ỷ y….

Những điều trên có thể làm các mâu thuẫn trong một gia đình bình thường trở nên tăng nhiệt, và đẩy những cặp vợ chồng vốn đang hục hặc với nhau vào mức độ khủng hoảng sâu hơn… Và đích đến có thể là chuyện đợi dịch qua đi là sẽ ly hôn!

Nếu bạn đang phải đối mặt với những điều không vừa ý từ hôn nhân như kiểu trên hay đang phân vân với cái ý định muốn ly hôn trong giai đoạn này, thì hãy bình tĩnh lại! Có thể hôn nhân của hai bạn đang có vấn đề khủng hoảng dài hạn thật sự, nhưng cũng có thể, nó chỉ đang bị ảnh hưởng bởi những biến động tâm lý ngắn hạn trong giai đoạn dịch này mà thôi.

Hãy thử cho mình một cơ hội tìm hiểu ngọn ngành mọi vấn đề trước khi để mọi chuyện trở nên xấu hơn bằng cách tham gia Webclass với chủ đề “Giải Cứu Khủng Hoảng Hôn Nhân Mùa Dịch Covid19” của chuyên gia tâm lý LyNa.

Tại Webclass, bạn sẽ được kiểm tra trắc nghiệm thực tế tình trạng hiện tại của hai vợ chồng, được nghe chuyên gia tâm lý LyNa phân tích về 6 nhóm nguyên nhân có khả năng tạo ra nguy cơ khủng hoảng của các cặp đôi trong giai đoạn ở nhà trốn dịch. Với 2 nhóm giải pháp và 8 hướng dẫn cụ thể mà chị LyNa cung cấp, bạn sẽ biết cách để ngăn ngừa nguy cơ hay xử lý các khủng hoảng đã lỡ có trong gia đình mình. Và phương cách xử lý các loại khủng hoảng hôn nhân trên góc độ dài hạn và cách thức để có thể có được một hạnh phúc gia đình bền chặt hơn do chị LyNa giới thiệu cũng là một phần thông tin cực kỳ bổ ích cho bạn đấy.

Webclass hoàn toàn MIỄN PHÍ, bạn có thể tham gia ONLINE ngay tại nhà bằng cách click vào website: https://hoisinhhanhphuc.com/marketing/getcovidwc.html

 

Hiên Nguyễn

Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của Đại Việt Toàn Cầu.

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN