Những tác hại của việc ngủ nhiều

Ngủ nhiều hay ít cũng sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, chúng ta thường có xu hướng ngủ nhiều hơn và giờ giấc sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

 

Ngủ nhiều hay ít đều để lại những hậu quả về tinh thần lẫn sức khỏe. Không phải cứ ngủ nhiều sẽ thấy khỏe, việc làm này còn khiến bạn gặp phải một số vấn đề dưới đây:

1. Ngủ nhiều khiến dễ tăng cân hơn

mat-ngu-thieu-ngu-va-tang-can
Những người ngủ nhiều thường có xu hướng dễ béo phì hơn nhóm bình thường do chất béo tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài. Khi bạn ngủ, cơ thể rơi vào trạng thái tĩnh, việc không hoạt động khiến khó tiêu thụ được calo, điều này lâu dần gây ra tình trạng tích mỡ tại các bộ phận trên cơ thể.

Ngoài ra, khi bạn tăng cân, bạn có nguy cơ đối mặt với các hậu quả như thừa cholesterol trong máu, đau nửa đầu, ăn không ngon miệng, khó thụ thai, cơ thể đau nhức. Ngủ nhiều sẽ làm vô ích các hoạt động tập thể dục hay ăn kiêng. Một nghiên cứu đã chứng minh những người ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm có xu hướng bị béo phì cao hơn 21% những người ngủ 7 – 8 giờ trong khoảng thời gian 6 năm.

2. Đau đầu

dau-dau
Người ngủ nhiều khi tỉnh dậy thường cảm thấy đau nửa đầu hoặc đau đầu. Hiện tượng này được gây ra bởi sự gián đoạn về mức độ dẫn truyền thần kinh như serotonin. Tương tự như vậy, ngủ trưa quá nhiều cũng khiến bạn khó để có giấc ngủ ngon vào buổi tối nên dễ gặp chứng đau đầu vào buổi sáng.

Bạn không nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng. Nếu ngày hôm trước không ngủ đủ 8 tiếng, ngày hôm sau bạn không nên ngủ bù vì chúng sẽ làm tiếp diễn chu trình mệt mỏi của cơ thể. Theo Healthline, bạn chỉ cần chợp mắt buổi trưa từ 1 – 2 giờ trong thời gian 10 – 20 phút là có thể tỉnh táo vào buổi chiều. Nếu bạn ngủ trưa quá 30 phút thì khi tỉnh lại sẽ dễ bị uể oải và mệt mỏi hơn nhiều và ngủ sau 3 giờ thì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối.

Vào buổi tối, bạn có thể ngủ từ 6-7 tiếng, trẻ em nên ngủ nhiều hơn. Tốt nhất là nên ngủ trước 23h và thức dậy vào trước 7h sáng.

3. Đau lưng

20191004_072514_948297_dau-lung.max-800x800
Nằm ngủ trong một thời gian dài thường khiến các bộ phận xương khớp bị đèn nặng, nhất là những người thừa cân sẽ gây áp lực lên vùng lưng hông khi nằm ngủ.

Nếu bạn bị đau lưng thì việc ngủ nhiều sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng và còn có thể đau cổ vai gáy. Những người bị đau lưng nên hoạt động thể chất nhẹ nhàng và cân đối giấc ngủ vào ban đêm. Thời gian còn lại trong ngày phân bố vào việc tập thể dục.

4. Ảnh hưởng đến não bộ

unnamed
Người ngủ nhiều thường kém tập trung, mệt mỏi, uể oải vào sáng ngày hôm sau. Điều này cho thấy não bộ bị ảnh hưởng khi bạn ngủ quá nhiều trong ngày, khả năng hoàn thành các công việc hàng ngày giảm sút, thậm chí khiến bạn tăng rủi ro mắc bệnh về tâm lý.

5. Dễ mắc bệnh tim mạch

20190816_033616_560009_trieu-chung-benh-tim-.max-800x800
Một nghiên cứu được công bố trên trang American Sleep Association đã cho thấy những người ngủ 9 – 11 giờ mỗi đêm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 28%. Ngoài ra, tác hại của ngủ nhiều còn khiến bạn tăng nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch tới 34%.

Ngoài ra, người ngủ nhiều còn khiến lượng đường trong máu tăng lên và có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

6. Rối loạn nhịp sinh học

cam-xuc
Dành thời gian ngủ quá nhiều khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn, cơ thể không thể điều tiết theo lịch trình thời gian ngày và đêm. Ngủ nhiều vào ban ngày khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, việc này tiếp tục lặp lại nhiều lần khiến đồng hồ sinh hoạt không thể hoạt động tự nhiên.

Bạn có thể khôi phục nhịp sinh học của mình bằng cách không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, tạo không gian phòng ngủ thoải mái, lưu ý về chế độ ăn cũng như xây dựng thói quen tập thể dục.

7. Dễ mắc bệnh tâm lý

roi-loan-tam-ly-0857
Ngủ nhiều khiến bạn có cảm giác mệt mỏi, từ đó sinh ra tâm lý chán nản, suy nghĩ nhiều, tiêu cực… Trong nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy, rối loạn giấc ngủ và trầm cảm có mối quan hệ với nhau. Người bị trầm cảm rất khó hồi phục nếu như ngủ quá nhiều trong ngày.

Nhìn chung, những người ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm thường có điểm số đo lường sức khỏe tâm trạng thấp hơn so với những người ngủ đủ giấc. Nếu bạn đang có những cảm giác tiêu cực, tốt nhất nên ngủ vừa phải và dành nhiều thời gian cho các hoạt động thể chất. Nguy hiểm hơn, ảnh hưởng tâm lý do giấc ngủ còn khiến bạn dễ rơi vào trạng thái mơ màng, khó tập trung, có thể gây ra những tai nạn khi tham gia giao thông.

8. Giảm khả năng sinh sản

vi-dau-nam-gioi-suy-giam-kha-nang-sinh-san11484738130
Sự giải phóng hormone bao gồm cả khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi lịch trình thức giấc của bạn. Phụ nữ ngủ quá nhiều khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm có khả năng thụ thai thấp hơn 43% so với những người ngủ với thời gian hợp lý. Trong khi đó, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm lại tăng hiệu quả thụ tinh trong ống nghiệm tới 46%.

9. Ngủ nhiều khiến bạn tăng nguy cơ tử vong

Chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy người ngủ nhiều vì sao lại dễ tử vong hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, ngủ nhiều khiến bạn dễ bị viêm hơn. Các yếu tố gây viêm và tình trạng bị viêm mạn tính có thể tiến triển thành ung thư nếu bạn không biết cách phòng tránh và xây dựng lại lối sống khoa học hơn.

Ngủ nhiều khiến bạn gặp nhiều vấn đề sức khỏe, vậy ngủ bao nhiêu là đủ?

– Ngủ từ 7 – 9 giờ đối với người trưởng thành

– Từ 7 – 8 giờ đối với người trên 65 tuổi để không làm hại sức khỏe.

Vào những ngày dịch bệnh COVID-19, con người thường có xu hướng ngủ muộn hơn và thức dậy cũng muộn hơn vào sáng hôm sau. Điều này không những khiếp đồng hồ sinh học của cơ thể bị thay đổi mà chúng còn là tác nhân vô hình khiến chúng ta lo lắng hơn, bi quan hơn về dịch bệnh trong tương lai. Do vậy, xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh là cách tốt nhất giúp bạn có một tinh thần thoải mái và sức đề kháng tốt chống lại và vượt qua dịch bệnh.

Theo Minh Ngọc – phunuvietnam.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN