Mục tiêu mẹ nên đặt ra cho năm 2020

2020 được xem là thời điểm khởi đầu áp dụng nhiều bước tiến quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về sự phát triển của trẻ nhỏ trong 10 năm qua, đặc biệt là các bằng chứng về giao tiếp, năng lực cảm xúc và dinh dưỡng.

Với những bước tiến nhảy vọt của y học trong 10 năm qua, Cơ quan Office of Disease Prevention and Health Promotion (ODPHP), Mỹ gần đây đã công bố những mục tiêu sức khỏe cho năm 2020. Hơn nữa, năm 2020 cũng được xem là thời điểm khởi đầu áp dụng nhiều bước tiến quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về sự phát triển của trẻ nhỏ trong 10 năm qua, đặc biệt là các bằng chứng về giao tiếp, năng lực cảm xúc và dinh dưỡng. Cha mẹ ngày nay không thể chỉ nuôi con bằng bản năng nữa, mà mỗi cha mẹ cần sự am hiểu và có mục tiêu. Khoảng cách về sự phát triển giữa 2 đứa trẻ khác nhau sẽ là rất lớn nếu chúng ta không có định hướng rõ ràng trong cách nuôi dạy trẻ. Đây là những điều cha mẹ chúng ta cần quan tâm nhiều hơn cho năm 2020.1. Mục tiêu của mẹ trong 2020

Giao tiếp với con nhiều hơn

Giao tiếp không đơn thuần là nói chuyện, mà cha mẹ cần phải xây dựng lời nói cần có đủ nội dung. Cuộc giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ cần có sự tương tác. Nghiên cứu của GS. Anne Fernald, ĐH Stanford, Mỹ đã cho thấy: Càng nhiều câu chuyện có nội dung được nói với trẻ trong 1 ngày, trẻ càng thông minh và sáng tạo trong những năm sau đó.
Do đó, trong năm mới này, cha mẹ chúng ta nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày nói chuyện có nội dung với con cái, trong đó bao gồm luôn việc giải thích các câu hỏi của con.

Giúp trẻ tự kiểm soát cảm xúc

Đây là mục tiêu thứ 2 cần làm trong năm 2020. Việc nuôi dưỡng cảm xúc ở trẻ nhỏ cũng quan trọng như việc phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, cha mẹ thường chú trọng thiên lệch về sự thông minh, thay vì dành thời gian cho cảm xúc của trẻ phát triển đúng đắn. Thực tế, các kênh truyền thông và báo chí hầu hết đều nói về phát triển trí thông minh (IQ). Ví dụ, như “làm sao để trẻ thông minh”, “làm sao để trẻ thành một thần đồng toán học ngay từ nhỏ”. Trong cuộc sống, không chỉ chúng ta giải quyết vấn đề thông minh như thế nào, mà chúng ta còn phải quản lý cảm xúc bản thân, cũng như với những người xung quanh khi có sự tương tác hai chiều về cách giải quyết vấn đề của chúng ta. Những bài học này là cần được luyện tập khi trẻ còn nhỏ.1. Mục tiêu của mẹ trong 20203

Trẻ từ 2-6 tuổi là giai đoạn quan trọng liên quan đến các loại cảm xúc xảy ra với trẻ, nhưng cần để trẻ tự định nghĩa và vượt qua. Lí do cho điều này là vì lúc này não bộ trẻ bước sang giai đoạn phát triển tính chủ động độc lập, và giai đoạn tantrum (hay giận, khóc, mè nheo) phát triển để rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của bé sau này ở những biến cố lớn hơn. Thất bại trong việc “tự định nghĩa và vượt qua” làm trẻ khó kiểm soát cảm xúc tốt khi lớn- một trong những điều mà tạo nên sự thiếu tự tin và không thành công ở trẻ khi lớn.

Ví dụ, trẻ có thể có những lúc hay khóc hay giận khi bạn nói hoặc làm điều gì đó. Trẻ càng hay dùng các đáp ứng thiếu giao tiếp như khóc, la hét hay ương bướng ăn vạ trong ngày thì đã đến lúc cho bạn biết là trẻ chưa ‘tự định nghĩa” được cảm xúc của mình. Nếu bạn dụ dỗ để trẻ nín khóc bằng điều gì đó hoặc la mắng ép trẻ nín khóc, chỉ là 1 cách bạn cho trẻ cơ hội bỏ qua quá trình tự định nghĩa cảm xúc của trẻ. Một cách khác bạn có thể giúp trẻ đó là mỗi lần trẻ khóc hay mè nheo dù là có lí do hay không lí do, bạn dẫn trẻ ra 1 nơi khác không gian trẻ đang khóc (VD trẻ khóc trong phòng thì cần dẫn ra ngoài cửa). Bạn nói với trẻ: “Nếu con muốn khóc thì không thể khóc trong phòng, nhưng có thể khóc ở đây, mẹ ở đây đợi con khóc, khi nào khóc xong thì mẹ con ta vào.” Thực tế, mọi đứa trẻ đều có năng lực kiểm soát cơn khóc đó khi được người lớn trao quyền để kết thúc. Khi đứa trẻ cố nín khóc hãy kiểm tra bằng cách: “con hết khóc chưa, đánh tay với mẹ để mẹ biết chúng ta có thể vào trong”. Nếu chúng ta để ý, mỗi lần như vậy trẻ sẽ kiểm soát cường độ và độ dài của cơn khóc tốt hơn- đó là cách trẻ tự định nghĩa cảm xúc của bản thân. Chỉ khi như vậy, trẻ mới tự làm tốt khi sự việc xảy ra và cũng chính điều này mới giúp trẻ thành công khi không có bạn bên cạnh.

Mục tiêu của năm nay là hạn chế bớt những dỗ ngọt hay la mắng, để con ‘tự định nghĩa” cảm xúc của con và trao quyền tự kết thúc cảm xúc theo ý con. Đó là sự tự giải phóng khỏi cái tôi!1. Mục tiêu của mẹ trong 20201

Dinh dưỡng ĐÚNG và ĐỦ

Dinh dưỡng trẻ nhỏ là quan trọng, nhưng để đạt được mục đích cho sự phát triển tốt nhất thì cha mẹ cần quan tâm đến 2 điều- Đó là ‘ĐÚNG’ và ‘ĐỦ’.

Thuật ngữ ‘ĐÚNG’ để chỉ sự chính xác của các nguồn thực phẩm chứa vitamin và khoáng để đảm bảo không thiếu hụt. Hơn nữa, thuật ngữ này cũng chỉ chính xác về cách cho ăn đúng.

Vậy, cách cho ăn đúng là gì? Đó là cho trẻ ăn có tương tác và tránh ép trẻ ăn. Bằng chứng hiện nay đủ mạnh để cho chúng ta biết: Càng ép trẻ ăn, trẻ càng biếng ăn; nhưng khi cho trẻ ăn theo nhu cầu và khuyến khích lập lại nhiều lần 1 món ăn có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn.

Một điều quan trọng trong cách ăn là tránh các vấn đề sao nhãn trong lúc ăn. Do đó, trẻ cần được ngồi ăn trên ghế, tránh vừa ăn vừa xem TV hay ipad. Người lớn tránh chê bai các món ăn và cần làm mẫu để trẻ học cách ăn.

Thuật ngữ “ĐỦ” để chỉ sự đa dạng của thực phẩm trong bữa ăn. Ví dụ, nguồn đạm có thể đến từ động vật: trứng, thịt, cá và tôm cua, đến từ thực vật như đậu các loại và đến từ sữa như nhóm Whey và Casein. Sự khác nhau giữa 3 nhóm này là những axit-amin thiết yếu. Các Axit amin được ví như những viên gạch xây dựng nền tảng hệ miễn dịch, hệ cơ và các chức năng sinh học quan trọng khác. Do đó, sự đa dạng sẽ giúp trẻ lấy đa dạng nguồn đạm chất lượng và các axit amin cần thiết.

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được khuyến khích ăn đa dạng rau củ quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ. Với mục tiêu của năm nay, Bộ Y Tế Anh khuyến khích cha mẹ cho trẻ ăn đa dạng 2-3 loại rau củ và 1-2 quả mỗi ngày.1. Mục tiêu của mẹ trong 20204

Một điều chúng ta cũng không thể quên đó là vai trò của các lợi khuẩn đường ruột. Những vi sinh vật đường ruột có lợi sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ và kiềm hãm sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Nếu các lợi khuẩn đường ruột giảm, các vi khuẩn có hại sẽ tăng sinh và làm mất cân bằng. Lúc này cơ thể có thể bị suy yếu. Do đó, chế độ ăn giàu các lợi khuẩn đường ruột là được khuyên cho sức khỏe dài lâu của trẻ.

Theo Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN