Táo gai, còn được gọi là quả sơn trà, đỏ núi, quả đỏ, Crataegus, là một loại trái cây có vị chua và ngọt nhẹ. Cây táo gai thường sống ở khu vực ôn đới có khí hậu mát và ẩm, cây đặc biệt thích hợp sống ký ở vách đá.
- 10 lợi ích cơ thể nhận được khi thường xuyên ăn hạt chia
- 8 việc nên làm ngay khi có dấu hiệu cảm cúm
Những lợi ích của táo gai với sức khỏe:
1. Phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não
Nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện ra rằng, táo gai có chứa một chất hiệu quả gọi là flavonoid, có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh tim mạch và mạch máu não. Chất này có thể mở rộng kích thước của các mạch máu sau khi vào cơ thể, giúp các mạch máu được cải thiện và lưu thông máu tốt hơn rất nhiều, do đó làm giảm huyết áp và cholesterol.
2. Tuần hoàn máu
Uống nước táo gai có thể hỗ trợ việc tuần hoàn máu, phụ nữ khí huyết kém, hay đau bụng kinh có thể làm giảm cơn đau.
3. Chống ung thư
Nước táo gai thường được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị ung thư, vì táo gai có chứa vitexin, một hợp chất có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư.
4. Thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, loại bỏ chất béo
Enzyme delipase có trong táo gai có tác dụng tiêu hóa tốt đối với các loại thực phẩm béo, và thúc đẩy hiệu quả việc tiết dịch dạ dày trong cơ thể, giúp cải thiện đáng kể khả năng tiêu hóa. Khả năng tiêu hóa trong cơ thể được cải thiện, sau đó khả năng hấp thụ tốt hơn, làm giảm bớt chứng khó tiêu.
5. Phòng ngừa và điều trị xơ cứng động mạch
Uống nước táo gai thường xuyên có hiệu quả làm giảm mức độ chất béo trung tính và cholesterol huyết thanh trong cơ thể, vì vậy khả năng cơ thể bị xơ cứng động mạch sẽ giảm đáng kể.
Ngoài ra, táo gai có thể tăng cường khả năng co bóp của cơ tim sau khi vào cơ thể, do đó lưu lượng máu sẽ tăng lên rất nhiều, và làm giảm rất nhiều cơn đau thắt ngực.
6. Chữa hen suyễn
Trong táo gai còn chứa một số lượng lớn các thành phần có thể ức chế vi khuẩn một cách hiệu quả, do đó một số trường hợp tiêu chảy và đau bụng có thể chữa khỏi dễ dàng bằng loại quả này.
Ngoài ra, táo gai cũng có tác dụng làm giảm hen suyễn và đờm, vì vậy nếu bị đau họng, uống nước táo gai cũng là một lựa chọn tốt để chữa trị.
7. Lợi tiểu
Nước táo gai cũng có tác dụng lợi tiểu, do đó với những bệnh nhân hay bị táo bón hoặc có thể uống nhiều nước táo gai để giúp lợi tiểu.
Dinh dưỡng của táo gai:
– Flavonoid phong phú: Trong quả táo gai tươi có chứa nhiều flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa mạnh.
-Vitamin C cao: 70-100 mg vitamin C trên 100 gram trái cây táo gai tươi, nhiều hơn so với chanh và táo.
– Rất nhiều pectin: Từ xưa táo gai đã được sử dụng để làm mứt vì chứa nhiều pectin và thậm chí hàm lượng pectin trong táo gai gấp khoảng ba lần táo. Ngoài việc thay đổi các đặc tính của thực phẩm, bản thân pectin cũng có thể được sử dụng như một prebiotic, rất tốt cho sức khỏe đường ruột.
– Axit hữu cơ: Táo gai chứa nhiều loại axit hữu cơ, chủ yếu là axit citric. Ngoài việc mang lại hương vị tươi mát, nó còn giúp tiết ra một số loại nước ép tiêu hóa.
– Dinh dưỡng khác: Một nghiên cứu 7 quả táo gai từ các nguồn gốc khác nhau và phân tích các đặc tính dinh dưỡng của chúng.
– Có nhiều carotene và hàm lượng kali là 230-300 mg mỗi 100 gram táo gai.
Những ai cần lưu ý khi ăn táo gai?
Mặc dù táo gai có nhiều lợi ích, nhưng một số người vẫn cần thận trọng khi ăn táo gai.
– Những người bị các vấn đề về dạ dày như loét dạ dày, nên uống ít nước táo gai để tránh làm tăng khó chịu cho dạ dày.
– Vì táo gai có khả năng thúc đẩy lưu lượng máu nên đối với một số người như: phụ nữ mang thai, người có lipit máu thấp, ăn quá nhiều táo gai có thể gây khó chịu về thể chất và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy cần hạn chế ăn táo gai.
Theo ngoisao.vn