Mụn trứng cá là một trong những bệnh da phổ biến nhất, xuất hiện nhiều nhất ở tuổi dậy thì. Tuy bệnh không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tinh thần.
Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được các loại mụn trứng cá khác nhau mà việc đọc nhiều bài viết trên mạng khiến bạn dễ nhầm lẫn.
Các Loại Mụn Trứng Cá
Mụn trứng cá là bệnh da đa dạng triệu chứng. Các bác sĩ da liễu mô tả mụn trứng cá là bệnh da có biểu hiện gồm:
• mụn đầu đen (open comedone)
• mụn đầu trắng (closed comedone)
• sẩn viêm đỏ (papule)
• mụn mủ (pustule)
• nốt nang (nodule).
Chính vì vậy mụn trứng cá chính là tên gọi chung của nhiều loại mụn khác nhau mà bạn đọc được trên mạng: mụn đầu đen, mụn đầu trắng hay gọi chung cả 2 loại mụn này là mụn ẩn dưới da, mụn bọc, mụn mủ.
Tuy có nhiều loại mụn khác nhau như vậy nhưng bệnh mụn trứng cá ở mỗi bạn sẽ thường có đủ tất cả các loại mụn này trên mặt. Nhưng tùy vào số lượng mỗi loại mụn khác nhau mà mức độ nặng của bệnh mụn trứng cá cũng vì thế mà khác nhau.
1. Mụn Đầu Đen (Open Comedone)
Đây là biểu hiện nhẹ nhất của mụn trứng cá. Thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi dậy thì, nguyên nhân sinh ra các mụn đầu đen này là vì bước vào độ tuổi dậy thì.
Các tuyến bã nhờn (sebaceous glands), với số lượng nhiều nhất ở vùng da mặt, bắt đầu tăng mức độ hoạt động, tiết ra nhiều chất bã nhờn, vô tình khiến các lỗ chân lông bị bít tắt, phần ngoài các nang lông bít tắt này bị oxy nên hóa màu đen, tạo nên các sẩn nhỏ màu đen như trên hình.
Mụn Đầu Trắng (Closed Comedone)
Cùng với mụn đầu đen, thì đây là 2 loại mụn nhẹ nhất trong mụn trứng cá, dễ điều trị.
Cũng tương tự như mụn đầu đen, mụn đầu trắng bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi dậy thì do tuyến bã nhờn tăng mức độ bài tiết chất bã nhờn.
Tuy nhiên, các nang lông bị tắt hoàn toàn, nên không bị oxy hóa phần bên ngoài như mụn đầu đen, tạo thành các sẩn nhỏ màu trắng.
Mụn Viêm Đỏ (Red Papule)
Đây là loại mụn trứng cá nặng hơn 2 loại mụn trứng cá đầu đen và đầu trắng. Nguyên nhân xuất hiện nên các loại mụn này đó là các nang lông bị bít tắt vỡ ra, khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đỏ.
Mụn Mủ (Pustule)
Biểu hiện khá giống với sẩn viêm đỏ nhưng khác ở chỗ mụn mủ sẽ chứa 1 túi nhỏ màu vàng, mà bên trong chính là mủ, kích thước mụn mủ thường < 0.5 cm
Đây là loại mụn trứng cá nặng hơn 3 loại đã đề cập phía trên, mức độ viêm nặng hơn, cảm giác đau nhức vì thế mà cũng nhiều hơn. Với loại mụn trứng cá này, bạn nên hạn chế chạm tay vào, tuyệt đối không nên nặn vì sẽ khiến mụn nặng hơn, lan rộng ra hơn.
Đây là loại mụn trứng cá nặng nhất, khó điều trị nhất cũng như dễ gây sẹo nhất. Vì mức độ viêm ở loại viêm này nặng nhất, gây phá hủy tổ chức mô bên dưới da, nên khi lành thường để lại sẹo. Việc điều trị loại mụn này là càng sớm càng tốt, nhằm tránh di chứng để sẹo về sau.
Bạn cũng không nên chạm tay vào vào mụn trứng cá này vì sẽ lây nhiễm thêm vi khuẩn, khiến bệnh nặng hơn. Tuyệt đối không được tự ý nặn ở nhà hay thậm chí là ở Spa, vì các bác sĩ da liễu trên toàn thế giới đều khuyên không được nặn mụn với các loại mụn viêm đỏ, mụn mủ và mụn bọc.
LỜI KẾT
Trên đây là tất cả các loại mụn trứng cá có thể gặp, bạn có thể tham khảo để biết được mình thuộc loại mụn trứng cá nào. Với mụn đầu đen và mụn đầu trắng, việc điều trị tương đối dễ dàng, thường sẽ điều trị sạch với thuốc thoa.
Nhưng kể từ mụn sẩn viêm đỏ, mụn mủ và mụn bọc, việc điều trị cần phải thật cẩn thận và chính xác, nên tốt nhất bạn nên đến khám với một bác sĩ da liễu gần nhà.
Theo ngoisao.vn