Phình động mạch não là sự phình to một phần thành mạch máu não tại nơi thành mạch bị yếu, chịu nhiều áp lực mạnh. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, ước tính 33% người bệnh tử vong do không được cấp cứu kịp thời.
- Bỏ bữa sáng có hại như thế nào?
- Tóc rụng, hư tổn biến thành tóc đẹp dễ dàng… với 10 công thức tự nhiên
Các mạch máu não của con người thường rất dễ bị kích thích. Đối với những người thường xuyên có thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích, thức khuya… thì thành mạch máu sẽ trở nên mỏng và phình ra.
Chứng phình động mạch não rất nguy hiểm, như được ví như một quả bom nổ chậm ở trong đầu và nếu vỡ thì hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm.
Về bản chất thì phình động mạch não khác với khối u não, các khối u được hình thành do sự tăng trưởng kích thước các tế bào mô não cục bộ, còn phình động mạch não là do thành mạch máu bị mỏng đi cũng như chịu các áp lực khác sẽ khiến phình ra, có hình dạng giống khối u.
Nguyên nhân phình động mạch não
Bệnh phình động mạch não có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, riêng nguy cơ vỡ phình mạch thường gặp nhất ở người già từ 55 đến 65 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, khoảng 20% ca phình động mạch não xảy ra ở độ tuổi từ 15 đến 45. Ngoài yếu tố tuổi tác, những người thường xuyên hút thuốc lá; cao huyết áp; uống nhiều rượu, bia; lạm dụng thuốc; phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có mức estrogen thấp; tiền sử gia đình bị phình động mạch não; người bị chấn thương, tổn thương mạch máu… là nhóm có nguy cơ bị phình động mạch não.
Phình mạch máu não tồn tại đến bao giờ?
Sự nguy hiểm của phình động mạch não được quyết định bởi 3 yếu tố: kích thước, vị trí và hình dạng. Phình động mạch não 7-9 mm có khả năng vỡ gấp đôi so với phình động mạch não kích thước 2-6 mm. Phình động mạch não 10-26 mm có khả năng vỡ gấp 2,5 lần so với phình động mạch não kích thước 2-6 mm.
Hình dạng phình động mạch não lồi lõm, không đều sẽ dễ vỡ hơn so với phình động mạch não hình tròn mịn thông thường.
Nguy cơ vỡ động mạch trong hệ thống động mạch nền đốt sống cao hơn những vị trí khác.
Biện pháp điều trị
Nếu có những dấu hiệu nhận biết mình bị phình động mạch não thì hãy sử dụng các biện pháp chủ động như thường xuyên kiểm soát huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao và có chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Về mặt tâm lý thì nên bình tĩnh trong mọi tình huống, tránh xúc động mạnh, kích động cảm xúc để giảm áp lực lên thành mạch máu.
Ngoài ra, có những phương pháp phẫu thuật tinh vi như phương pháp phẫu thuật kẹp túi phình động mạch não, phương pháp nút túi phình động mạch não bằng vòng xoắn kim loại…
Theo Tri thức xanh