Mẹ đơn thân và con trai tuổi dậy thì

Có những đêm dài, gối mẹ ướt đẫm, mẹ trằn trọc suy nghĩ có phải bản thân đã sai khi chọn quyết định nuôi con một mình, để con không có bố?

Tôi có người chị làm mẹ đơn thân khi tuổi vừa tròn 25.

Chị và người yêu cũ quen nhau tầm sáu năm thì tan vỡ, bởi anh phản bội chị, có người mới. Một tháng sau chia tay, phát hiện mình đang mang giọt máu của anh nhưng vì cái tôi quá lớn, chị quyết định không báo cho anh biết. Chị không muốn níu kéo một người đã từng phản bội mình chỉ vì đứa con chung. Sinh con một mình đã khổ, dạy con một mình lại khổ hơn!

4“Mẹ có phải là đàn ông đâu?”

Ai cũng biết, nuôi con thời này chẳng còn giống ngày xưa, trẻ con thời nay cũng phát triển hơn rất nhiều. Mẹ hiểu con gái là chuyện hiển nhiên, bởi mẹ cũng từng là con gái mà. Nhưng, để mẹ hiểu con trai thì không phải dễ dàng gì. Đôi lúc, bạn cố gắng để gần gũi với con, nhưng trong suy nghĩ của con, bạn cũng chỉ là mẹ, bạn không phải là cha.

5

Mẹ có phải là đàn ông đâu?” – nghe đau nhỉ, nhưng đó lại là sự thật, khi bên bạn không có người đàn ông lẽ ra chịu một nửa trách nhiệm dạy dỗ con trai của cả hai người.

Chị bảo, con vẫn hay nói vậy mỗi khi chị dạy con điều gì đó mà “chỉ có ở đàn ông”. Thường thì con trai vẫn hay nghe lời mẹ lắm, nhưng riêng những khoản “đặc thù” của đàn ông thì dường như lại “bán tin, bán nghi”. Như, chị dạy con cách cạo râu chẳng hạn – “Nó cứ cãi chị cho bằng được!”. Rồi con chị còn bảo: “Mẹ có phải là đàn ông đâu, mẹ có từng mọc râu đâu, làm sao mà mẹ hiểu được cơ chứ?”…

Bởi, các con cho rằng mẹ không phải đàn ông, mẹ không có trải nghiệm đó thì làm sao mẹ hiểu được.

Đừng phủ nhận mọi thứ

Khi con đã không tin tưởng về những “kiến thức nam giới” mà mẹ đưa ra thì bạn đừng cố gắng ép con nữa. Vô ích mà thôi!

6Khi con lớn dần, hãy tìm những lớp học ngoại khóa, các câu lạc bộ có nhiều nam sinh để con tham gia. Con sẽ từ từ nhận ra những gì bạn dạy là đúng và nghe lời bạn thôi!

Chị bạn tôi không còn ép con, chị đăng ký cho con tham gia những buổi sinh hoạt, tư vấn cho tuổi dậy thì của nam, tìm mua những cuốn sách/báo nói về những vấn đề nhạy cảm của con trai những ngày mới lớn. Chị cũng không quên tìm cho con một “người đàn ông” bầu bạn. Không nhất thiết phải là người đàn ông phù hợp cho riêng chị nhưng đó là người có thể cùng con sẻ chia những vấn đề của nam giới. Có thể là chú, là cậu, là bác… thậm chí có thể là bạn bè của mẹ, miễn sao người ấy có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và lành mạnh với con.

Với bản thân mình, chị bắt đầu tham gia vào những hội/nhóm trên Facebook dành cho những người mẹ đơn thân. Họ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm dạy con một mình.

Con trai có nhiều điểm khác biệt với mẹ, chắc chắn là như thế bởi tâm – sinh lý hai giới vốn đã chứa đựng nhiều điều đối lập. Vì vậy, hãy bình tĩnh và độ lượng hơn nữa khi hai mẹ con gặp phải những bất đồng. Đừng để con trai cảm thấy tủi thân hay khó chịu vì không có bố ở bên.

7Nuôi dạy con vốn dĩ là một quá trình rất dài và đầy khó khăn, lại càng trở nên vất vả hơn bao giờ hết đối với những bà mẹ đơn thân. Hãy thật bản lĩnh để nuôi dạy con trai thật tốt, chị nhé!

Queenie Pham

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN