Bhutan có dân số 716 nghìn người với mật độ chỉ 19 người trên một kilomet vuông. Tức là, phần lớn diện tích của đất nước xinh đẹp này dành cho các cảnh quan thiên nhiên.
Bhutan luôn tự hào là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Đất nước này nằm ở phía đông dãy Himalayas, là nhà của những cảnh quan mê hoặc, từ những thung lũng rộng lớn, cho đến các đỉnh núi phủ tuyết và những kiến trúc Phật giáo cổ xưa.
Bhutan có 677 sông băng và 2.674 hồ băng. Trong ảnh là một hồ nằm ở vùng phía bắc. Đây là bức ảnh của nhiếp ảnh gia Andrew Studer chụp cho tổ chức MyBhutan, một tổ chức nằm dưới sự bảo trợ của hoàng tử Jigyel Ugyen Wangchuck, nhằm phát triển du lịch cao cấp và kinh tế địa phương.
Một người leo núi đang ngắm thiên nhiên khi đi bộ trên con đường Nub Tsho Na Pata. Đường này chạy qua khu vực ít người ở nhất ở Bhutan, qua những thảo nguyên trên cao, hồ, và các đỉnh đèo. Đây cũng là nơi tập trung các động vật hoang dã như báo, cừu xanh, gấu đen và hươu jara. Con đường này dài 50km nhưng mọi người phải mất đến 5 ngày để đi hết nó.
Tu viện Tiger’s Nest là nơi hấp dẫn nhất của Bhutan. Nó nằm cheo leo trên vách đá ở độ cao 914m so với thung lũng Paro.
Tu viện được xây dựng lần đầu vào năm 1692. Năm 1998, một trận hỏa hoạn đã làm hư hại kiến trúc tuyệt đẹp này. Nhà vua Bhutan đã bỏ ra 1.3 triệu bảng Anh để phục hồi hoàn toàn và đưa tu viện trở lại thời kì đỉnh cao của nó vào năm 2005.
Một nữ tu đang đi bộ ở Larung Gar. Khu vực này có khoảng 40.000 nhà sư và nữ tu. Đây là một phần của học viện Phật giáo Larung Ngarig.
Bhutan là đất nước duy nhất trên thế giới âm tính carbon, nghĩa là nó loại bỏ nhiều carbon dioxide ra khỏi không khí hơn là thu nạp vào. Bhutan bảo vệ các cánh rừng, 70% diện tích đất nước bao phủ bởi cây xanh. Vào năm 2016, khi hoàng tử ra đời, 10 nghìn người đã trồng 108 nghìn cây để chúc mừng.
Laya là con đường đi bộ dọc theo biên giới Tây Tạng và được cho là một trong những con đường đẹp nhất thế giới với làng nhỏ và cảnh quan tuyệt tác. Nếu đi chậm rãi, bạn cần 4 ngày để vượt qua nó.
Hai nhà sư trong chùa Jambay Lhakhang. Chùa nằm ở một thị trấn phía đông của Bumthang. Phần lớn dân số Bhutan theo đạo Phật.
Một góc nhìn từ sân bay Paro. Đường băng bao quanh bởi những ngọn núi cao đến 5.500 mét, máy bay có thể bị rung lên bởi những cơn gió tạt qua thung lũng.
Nuôi bò yak là một trong những nguồn sống chính của người Bhutan ở vùng núi cao. Ngoài việc làm phương tiện vận chuyển, con vật này còn cung cấp sữa, thịt và làm quần áo mùa đông. Phân của chúng được dùng làm phân bón cho cây trồng và chất liệu để đốt sưởi.
Ruộng bậc thang là hình thức canh tác phổ biến và thích hợp với địa hình núi non của Bhutan.
Thung lũng Haa với các ngôi nhà và đền chùa. Người dân trồng các loại cây lương thực, thực phẩm trong thung lũng.
Paro với các di sản lịch sử và đền chùa thiêng liêng. Bhutan cấm tivi và internet cho đến tận năm 2001.
Đền Khamsum Yulley Namgyal Chorten nhìn xuống thung lũng Punakha. Đền xây vào năm 2004 theo lệnh của nữ hoàng Bhutan và mất gần một 10 năm để hoàn thành.
Một góc nhìn xuống thung lũng từ núi Jomolhari. Ngọn núi này nằm ở biên giới giữa Tây Tạng, Trung Quốc và quận Thimphu của Bhutan. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Bhutan, nó có độ cao hơn 7.300 mét.
Cung điện Punakha Dzong, là trung tâm hành chính của quận Punakha, được xây dựng từ năm 1638. Đây là cung điện lớn thứ hai và lâu đời thứ hai trên đất nước.
Bhutan chỉ mới mở cửa cho khách du lịch từ năm 1974 nhưng đất nước tuyệt đẹp này vẫn là một bí ẩn với nhiều người.
Theo Dân Trí (Nguồn: Dailymail)