Có những bí kíp đơn giản nhưng cũng giúp bố mẹ không cần la hét mà con cái vẫn nghe lời tăm tắp.
- Trẻ dưới 1 tuổi không nên tiếp xúc màn hình
- Muốn con tăng chiều cao, hãy làm 6 động tác massage này cho trẻ
Đây là những bí kíp giản đơn khiến trẻ nhỏ nghe lời ngay lần đầu tiên khi người lớn nói điều gì đó, thay vì cứ phải nhắc đi nhắc lại hoặc la hét.
1. Thu hút sự chú ý của trẻ
Ảnh minh họa
Trẻ em có thể thực sự bị cuốn hút vào những gì mình làm, vì vậy rất có thể chúng không nhận ra bố mẹ ngay cả khi bố mẹ đang nói chuyện với chúng. Nếu bố mẹ muốn trẻ nhớ (và làm) những gì bố mẹ nói, hãy thử điều này:
– Ngồi trước mặt trẻ
– Yêu cầu trẻ dừng việc chúng đang làm
– Nhìn vào mắt trẻ
– Gọi tên trẻ và những gì bố mẹ muốn trẻ làm
– Hỏi trẻ xem chúng có hiểu lời bố mẹ nói không và yêu cầu chúng lặp lại những gì bố mẹ nói
2. Nói ngắn gọn và cụ thể
Bố mẹ càng nói nhiều, trẻ càng nghe ít. Vì vậy, hãy bỏ qua toàn bộ bài giảng và bình luận phụ và nói chính xác những gì bố mẹ muốn và thời gian cần thực hiện.
Những câu nói thường xuyên của các bố mẹ: “Con đang ăn quá chậm! Con sẽ bị đi học muộn. Nhanh lên và chuẩn bị đi.Đây là lần thứ ba con đến muộn trong tuần này và mẹ cũng sẽ đi làm muộn. Tại sao con chưa ăn xong? Nhanh lên!”.
Để thay thế các câu giải thích dài dòng, bố mẹ hãy thử nói ngắn gọn: “Hãy hoàn thành bữa ăn của con ngay bây giờ và đi lên nhà để tắm ngay”.
3. Chia nhỏ các nhiệm vụ cho trẻ
Ảnh minh họa
Hướng dẫn con một cách mơ hồ sẽ càng khiến con nhầm lẫn. Đối với một đứa trẻ, câu lệnh “dọn dẹp phòng của con đi” có thể có nghĩa là lấy tất cả đồ chơi trên sàn và vứt chúng xuống giường. Do đó, bố mẹ nên nói: “Hãy đặt đồ chơi ở nơi không ai dẫm lên được nhé!”
Chia nhỏ các nhiệm vụ cho trẻ: “Đặt đồ chơi vào hộp, cất sách lên kệ và treo áo khoác lên móc áo”. Vì vậy, bố mẹ không nên nói điều này mỗi ngày, in ra một danh sách kiểm tra và treo trên cửa. Sử dụng hình ảnh hoặc biểu tượng cho trẻ nhỏ.
4. Chú ý tông giọng
Tiếng la hét và cằn nhằn không có tác dụng tích cực và có thể gây lúng túng trước đông người. Hãy gọi trẻ lại, rồi nói riêng nhẹ nhàng với trẻ. Đây là cách nhận được sự chú ý đầy đủ của trẻ và nếu trẻ đang có hành động cần nhắc nhở thì đó là một cách kín đáo để khiến trẻ bình tĩnh lại. Cha mẹ hãy thử so sánh các câu: “Đừng chạy loanh quanh nữa!” và “Con hãy ngồi đây và đếm đến 20 cho đến khi con sẵn sàng chơi một cách trật tự hơn” nhé.
5. Làm chủ giọng nói
Ảnh minh họa
Một giọng nói cao vút cho thấy sự lo lắng, căng thẳng, và rất khó chịu. Nếu ai đó muốn đưa ra quan điểm và khẳng định uy quyền, hãy hạ thấp giọng và nói chậm.
Bí kíp này tác dụng tốt tại các cuộc họp, và nó cũng tác dụng tốt với những đứa trẻ. Ngay khi bố mẹ hạ giọng và nói cùng với biểu hiện khuôn mặt, trẻ sẽ biết mức độ nghiêm trọng thế nào.
Theo Helino (Nguồn: Smartparent)