Vì sao đầu bếp thường phải đội mũ dù ở trong nhà

Chiếc mũ trắng là yêu cầu bắt buộc với đầu bếp, ngoài ra chiều cao, số nếp gấp trên mũ cũng ẩn chứa nhiều bí ẩn.

Đầu bếp chuyên nghiệp thường làm việc trong nhà, không phải ra ngoài trời, tiếp xúc với ánh nắng. Tuy nhiên, họ luôn đội mũ như một yêu cầu bắt buộc. Nhà hàng càng đẳng cấp thì yêu cầu này càng phải khắt khe, áp dụng đối với cả phụ bếp lẫn đầu bếp và bếp trưởng. Đây là truyền thống của ngành bếp núc thế giới, đồng thời cũng là niềm tự hào của những người theo nghiệp cầm chảo.

Ý nghĩa lịch sử

Người Hy Lạp kể lại truyền thuyết liên quan tới chiếc mũ đầu bếp. Xa xưa, khi đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, chiến tranh, nhiều đầu bếp phải sống nương nhờ các tu viện. Cũng giống như những người ở đây, các đầu bếp cũng mặc đồ đen giống các tu sĩ và đảm nhận công việc nấu nướng. Tuy nhiên, để phân biệt giữa người của tu viện và những đầu bếp sống nhờ, tránh mạo phạm đến sự tôn kính, người ta đưa ra quy định đầu bếp đội mũ trắng, tu sĩ đội mũ đen. Từ đó, truyền thống đầu bếp đội mũ trắng được hình thành và lưu truyền hàng nghìn năm.32.Vì sao đầu bếp thường phải đội mũ dù ở trong nhà

Vì lý do vệ sinh

Ngoài ý nghĩa lịch sử, việc đội mũ đầu bếp còn nhằm tác dụng giữ gìn vệ sinh. Với ngành bếp núc, tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn của người khác, việc bảo đảm vệ sinh là yêu cầu số một. Nếu như bàn tay đã được đi găng thì đầu tóc lại không có biện pháp bảo vệ, rất dễ rơi xuống đĩa thức ăn một vài sợi tóc hay thậm chí là mồ hôi, bụi bẩn. Đây đều là những điều tối kỵ đối với các đầu bếp. Đội mội chiếc mũ vừa tăng sự chuyên nghiệp vừa giúp giữ gìn vệ sinh cho đồ ăn.

Truyền thống này cũng có một câu truyền thuyết. Tại Anh, vào thời vua Henry VIII, trong một lần dùng bữa, nhà vua phát hiện có sợi tóc trong món súp của mình. Ông vô cùng tức giận và ra lệnh cho tất cả đầu bếp phải đội mũ trong khi nấu nướng để sự việc tương tự không lặp lại. Kể từ đó, chiếc mũ đầu bếp ra đời. Ngoài việc đội mũ, các đầu bếp, đặc biệt là các đầu bếp nữ có mái tóc dài, cũng được yêu cầu cặp hoặc búi tóc gọn gàng, hạn chế để mái, tóc mai loà xoà, giúp thao tác công việc thuận tiện, sạch sẽ.

Có nhiều hình dáng khác nhau

Ngày nay, mũ đầu bếp ngoài chức năng đảm bảo vệ sinh khi chế biến mà còn là biểu tượng của ngành bếp núc. Chiếc mũ được thiết kế với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Thông thường có 5 loại chính:

– Dáng beret: hình trụ ngắn, vành tròn

– Mũ skull: mũ hình trụ đơn thuần

– Mũ toque: mũ xếp nếp hình ống trụ màu trắng

– Mũ Flared Toque: mũ vành tròn vừa đầu, phần trên phồng

– Mũ chef wrap: loại khăn rằng được cột khéo, chắc.

Trước đây, đầu bếp thường phải đội những chiếc mũ khá dài nhưng gây ra nhiều bất tiện, gò bó khi làm việc, cúi xuống, ngẩng lên. Dần dần, chiều cao mũ đầu bếp được hạ xuống còn khoảng hơn 20 cm.

Thể hiện đẳng cấp qua nếp gấp và chiều cao mũ32.Vì sao đầu bếp thường phải đội mũ dù ở trong nhà1

Có nhiều hình dáng khác nhau nhưng mũ đầu bếp thường có nếp gấp, thể hiện địa vị của người đầu bếp. Nếp gấp càng nhiều, mũ càng cao thì vị đầu bếp đó càng lành nghề, có nhiều kinh nghiệm và được trọng vọng. Khi bước vào gian bếp với tất cả thợ chính, thợ phụ đều mặc đồng phục trắng vì chiếc mũ cao, nhiều nếp gấp cũng giúp bạn phân biệt đâu là bếp trưởng.

Vì sao lại luôn là màu trắng

Bạn có thể nhận thấy đồng phục đầu bếp có nhiều nét tương đồng với đồng phục bác sĩ với màu trắng từ đầu tới chân. Có cùng ý nghĩa với áo blouse trắng, đồng phục trắng (bao gồm mũ) của đầu bếp mang lại cảm giác sạch sẽ, tin tưởng đối với người ăn. Màu trắng cũng giúp thực khách cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi và có cảm giác ngon miệng hơn.

Theo ngoisao.net

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN