Dẫn bản tin thời sự: Phóng viên Hàn Quốc gây ấn tượng vì quá sáng tạo

Từ câu chuyện chọn địa điểm dẫn bản tin thời sự với IQ vô cực của phóng viên Hàn Quốc đến sự phát triển vượt bậc ngành truyền thông ở quốc gia này…

Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên diễn ra vào ngày 27 – 28/2 tại Hà Nội là sự kiện không chỉ nhận được sự quan tâm của đông đảo báo chí trong nước mà còn thu hút hàng nghìn đài, hãng thông tấn, báo chí nước ngoài.

Bắt đầu từ ngày hôm qua (26/2), rất nhiều hãng báo chí truyền hình đã thực hiện công tác đưa tin ngay tại Hà Nội để cập nhật tình hình về sự kiện trọng đại lần này. Trong đó, gây chú ý mạnh mẽ là hình ảnh các đài truyền hình Hàn Quốc dựng trường quay dã chiến ngay tại nóc các toà nhà cao tầng, lấy khung cảnh thành phố Hà Nội làm phông nền để đưa tin trực tiếp về các hoạt động trước ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều.

pvHai BTV của MBCNews đang đưa tin trực tiếp từ Việt Nam tại trường quay được dựng trên nóc khách sạn Daewoo, với phông nền là hình ảnh thật toàn cảnh Thủ đô Hà Nội từ trên cao.

pv 2KBSNews và đài truyền hình cáp JTBC của Hàn Quốc cùng dựng trường quay và ghi hình trên nóc của một toà nhà ở Hà Nội.

pv 1Những hình ảnh hậu trường ghi hình bản tin của đài KBS tại Việt Nam được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người thích thú.

Hầu hết người dân Việt Nam đều tỏ ra thích thú, trầm trồ ngưỡng mộ khi được chứng kiến cung cách làm việc chuyên nghiệp và hết sức sáng tạo này của các đài truyền hình Hàn Quốc. Cũng từ đây, nhiều người đặt ra câu hỏi: Phải chăng nên lựa chọn Hàn Quốc là điểm đến lý tưởng nếu muốn học ngành truyền thông – truyền hình?

Sự phát triển vượt bậc và nền giáo dục đáng mơ ước của ngành truyền thông tại Hàn Quốc

Thực tế, khoảng chục năm trở lại đây, sự phát triển của ngành truyền thông và ngành công nghiệp giải trí tại Hàn Quốc đã đưa tên tuổi quốc gia này vô cùng phổ biến không chỉ tại các quốc gia châu Á, mà còn lan rộng khắp thế giới. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của làn sóng Kpop, sức hút khủng khiếp của các bộ phim Hàn đã khiến truyền thông xứ sở kim chi phải đổi mới không ngừng và phát triển như vũ bão để không phụ sự kỳ vọng của người dân trong nước cũng như quốc tế.

pv 3Ngay cả Trung Quốc hiện giờ cũng đang phải học tập rất nhiều từ Hàn Quốc trong lĩnh vực truyền hình

Chính vì vậy, một trong những ngành học đang hot bậc nhất Hàn Quốc, không chỉ với sinh viên bản địa mà cả những du học sinh quốc tế hiện nay là ngành truyền thông (media communication).

Một trong những yếu tố thu hút sinh viên quốc tế tới du học Hàn Quốc ngành truyền thông nhất chính là cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục tại nơi đây. Cơ sở vật chất luôn được trang bị đầy đủ và cập nhật theo đúng xu hướng, chương trình đào tạo đa dạng và phong phú, đảm bảo sinh viên thoải mái lựa chọn những môn học và chuyên ngành phù hợp với bản thân.

Các chương trình đào tạo ngành truyền thông tại Hàn Quốc có sự kết hợp rất hài hòa giữa lý thuyết và thực hành tạo nên sự hấp dẫn và mới mẻ trong mỗi giờ học, giúp duy trì sự hào hứng và say mê học tập cho sinh viên. Đồng thời, du học Hàn Quốc ngành truyền thông với tính chất liên tục cập nhập của truyền thông, sinh viên luôn được nắm bắt những công nghệ và xu hướng mới nhất, áp dụng các phương pháp mang tính ứng dụng cao như phương pháp phân tích, lý luận kỹ năng thực hành nhuần nhuyễn, cải thiện tư duy phản biện và mở rộng mạng lưới quan hệ…

pv 4Thậm chí với một số môn học chuyên ngành năm 3, năm 4, lớp học sẽ được tổ chức tại các studio, đài truyền hình lớn tại Hàn Quốc hoặc giáo sư sẽ mời bạn bè là các đạo diễn từ các đài lớn như SBS, KBS, MBC về đứng lớp 1 – 2 buổi trong một học kì. Đây là cơ hội học hỏi rất giá trị khi được tiếp xúc với những người đã trực tiếp lăn lộn trong ngành và có bề dày kinh nghiệm đồ sộ.

Sinh viên ngành truyền thông ra trường có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau để phát triển sự nghiệp: từ phóng viên, nhà báo, đạo diễn, MC, nhân viên đài truyền hình, nhân viên các công ty media truyền thông đến marketing, tổ chức sự kiện, thiết kế, nhà văn, biên kịch truyền hình, biên tập viên hoặc dấn thân vào các ngành hot hiện nay như vlogger. Với bằng cấp được quốc tế công nhận, du học sinh ngành truyền thông tại Hàn sẽ có cơ hội rộng mở hơn trong ngành nghề này khi trở về quốc gia của mình để công tác, làm việc.

Nên chọn trường nào và phải làm những gì?

Hiện nay, Đại học ChungAng được đánh giá là trường đại học dẫn đầu về ngành truyền thông tại Hàn Quốc và đòi hỏi tiêu chí đầu vào rất cao đối với sinh viên. Một số trường khác cũng có môi trường đào tạo rất tốt ở Hàn có thể kể đến là 3 trường hàng đầu: Đại học Seoul, Đại học Hàn Quốc, Đại học Yonsei, tiếp đến là Đại học HanYang, SoGang, Konkuk, SungKyungKwan.

pv 5Đại học ChungAng dẫn đầu về ngành truyền thông tại Hàn Quốc

Thông thường, các trường đại học tại Hàn Quốc không tổ chức thi tuyển đối với sinh viên quốc tế mà xét tuyển dựa trên hồ sơ học tập của học sinh. Để có thể ghi danh và theo học, sinh viên cần đáp ứng được điều kiện tối thiểu là học lực đạt loại khá trở lên và có trình độ ngoại ngữ tối thiểu là TOPIK 3 (chứng chỉ tiếng Hàn Quốc).

Các môn học hầu hết được dạy bằng tiếng Hàn, một số bằng tiếng Anh và một số dạy song ngữ. Tuy nhiên, để theo học được chuyên ngành thì thông thạo tiếng Hàn là yêu cầu bắt buộc.

Tùy theo uy tín, chất lượng và chỉ tiêu khác nhau, mỗi trường sẽ có những tiêu chí và cách thức xét tuyển khác nhau. Một số trường sắp xếp phỏng vấn giữa sinh viên và đại diện trường, một số trường yêu cầu học sinh viết bài luận hay bản tự giới thiệu bản thân… Ngoài ra, đối với học sinh Việt Nam, nếu được chọn học chuyển tiếp từ các Đại học Quốc gia (như Đại học Ngoại ngữ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn…) thì sẽ được đánh giá cao và có nhiều cơ hội hơn.

Có thể thấy, truyền thông là một ngành nghề có triển vọng nghề nghiệp cao, cơ hội việc làm rộng mở và thu nhập đầu ra tương đối ổn định. Nếu có ý định du học ngành này, Hàn Quốc chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn sáng giá và đúng đắn!

Theo Helino

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN